Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước đối với hàng hóa xuất khẩu?
Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước đối với hàng hóa xuất khẩu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 39/2018/TT-BTC có quy định:
Giải thích từ ngữ
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước) là Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương; cơ quan, tổ chức cấp C/O; cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nước nhập khẩu (sau đây gọi là cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu) là cơ quan hải quan nước nhập khẩu, cơ quan chức năng nước nhập khẩu.
3. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hoạt động rà soát, đối chiếu, xác thực hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ.
4. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất là hoạt động kiểm tra, xác minh xuất xứ tại địa điểm kinh doanh, địa điểm sản xuất, địa điểm nuôi trồng hay đánh bắt và địa điểm khác của thương nhân nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ.
5. Đề nghị kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa là văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị cung cấp hồ sơ, chứng từ, thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa thuộc diện nghi ngờ hoặc đề nghị phối hợp trong công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
Theo đó thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước là Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương; cơ quan, tổ chức cấp C/O; cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước đối với hàng hóa xuất khẩu? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp được thực hiện khi nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:
Trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành
Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện trong trường hợp sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
3. Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.
Như vậy việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp được thực hiện trong 03 trường hợp sau đây:
(1) Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
(2) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
(3) Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.
Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp được thực hiện theo nội dung gì?
Căn cứ vào nội dung tại Điều 7 Thông tư 39/2018/TT-BTC có quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước rà soát hồ sơ,chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan, tổ chức cấp C/O lưu trữ hoặc do thương nhân lưu trữ và yêu cầu thương nhân cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan để xác thực nội dung sau:
- Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp C/O, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp C/O.
- Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa,quy trình, thủ tục, hồ sơ phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; thẩm quyền của cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình, thủ tục, hồ sơ phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu.
- Tính đầy đủ, hợp lệ trong việc kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa của thương nhân xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
- Tình trạng hoạt động của thương nhân bao gồm thương nhân đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, chuyển quyền sở hữu, giải thể hay phá sản theo quy định của pháp luật.
- Thông tin, chứng từ, tài liệu khác liên quan phục vụ việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?