Cơ quan thường trực của Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có nhiệm vụ gì?
- Muốn thành lập Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì cần có các điều kiện thế nào?
- Cơ quan thường trực của Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có nhiệm vụ gì?
- Trường hợp nào giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu?
Muốn thành lập Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì cần có các điều kiện thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều kiện thành lập
Tổ chức phối hợp liên ngành được thành lập theo các điều kiện sau đây:
1. Theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
2. Khi giải quyết những công việc liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những vấn đề quan trọng có tính liên ngành liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ mà trong quá trình phối hợp xử lý còn có những ý kiến khác nhau;
3. Khi xẩy ra những vấn đề đột xuất, các sự cố nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn vượt quá khả năng giải quyết của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.
Căn cứ trên quy định muốn thành lập Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì cần có các điều kiện sau đây:
- Theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
- Khi giải quyết những công việc liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những vấn đề quan trọng có tính liên ngành liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ mà trong quá trình phối hợp xử lý còn có những ý kiến khác nhau;
- Khi xẩy ra những vấn đề đột xuất, các sự cố nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn vượt quá khả năng giải quyết của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.
Cơ quan thường trực của Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có nhiệm vụ gì?
Cơ quan thường trực của Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có nhiệm vụ được quy định tại Điều 15 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ ngày 10/12/2023) như sau:
Trách nhiệm của cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành hoặc báo cáo người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành thành lập tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm (có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học về ngành, lĩnh vực) thuộc cơ quan thường trực để giúp tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, bảo đảm không tăng biên chế; trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành sử dụng bộ máy của mình để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành hoặc thành lập tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm (có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học về ngành, lĩnh vực) để giúp tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, bảo đảm không tăng biên chế.
Như vậy, Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành,
Sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành hoặc báo cáo người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành thành lập tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm (có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học về ngành, lĩnh vực) thuộc cơ quan thường trực để giúp tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, bảo đảm không tăng biên chế; trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 15 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ ngày 10/12/2023) quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì người đứng đầu cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành sử dụng bộ máy của mình để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành.
Theo quy định nêu trên thì Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì người đứng đầu cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
Đồng thời, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
Như vậy, cơ quan thường trực của Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu là cơ quan do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu được giao làm nhiệm vụ thường trực chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
Cơ quan thường trực của Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu?
Trường hợp nào giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, thì theo Điều 13 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ ngày 10/12/2023) như sau:
Giải thể
1. Tổ chức phối hợp liên ngành được xác định thời hạn hoạt động thì tự giải thể theo thời hạn ghi trong quyết định thành lập.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành được xác định thời hạn hoạt động theo nhiệm vụ được giao thì tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được ghi trong quyết định thành lập.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không xác định thời hạn hoạt động thì giải thể khi không hoạt động, hoạt động không hiệu quả hoặc đã hoàn thành nhiệm vụ.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể tổ chức phối hợp liên ngành quy định tại khoản 3 Điều này. Hồ sơ đề nghị giải thể gồm:
a) Tờ trình về việc giải thể tổ chức phối hợp liên ngành, trong đó nêu rõ sự cần thiết, lý do, phương án giải thể và các kiến nghị, đề xuất (nếu có);
b) Dự thảo Quyết định giải thể;
c) Ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu cần);
d) Ý kiến của Bộ Nội vụ.
Như vậy, Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu hoạt động theo nhiệm vụ được giao thì tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được ghi trong quyết định thành lập.
Trong trường hợp tổ chức phối hợp liên ngành không xác định thời hạn hoạt động thì giải thể khi không hoạt động, hoạt động không hiệu quả hoặc đã hoàn thành nhiệm vụ.
Trước đây, theo Điều 13 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ ngày 10/12/2023) quy định như sau:
Giải thể
1. Tổ chức phối hợp liên ngành xác định được thời gian hoạt động thì tự giải thể theo thời hạn ghi trong quyết định thành lập.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành không xác định được thời gian hoạt động thì giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không hoàn thành nhiệm vụ thì bị giải thể.
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giải thể tổ chức phối hợp liên ngành quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này theo đề nghị của Bộ Nội vụ.
Căn cứ trên quy định các trường hợp giải thể Tổ chức phối hợp liên ngành do Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu như sau:
- Tổ chức phối hợp liên ngành xác định được thời gian hoạt động thì tự giải thể theo thời hạn ghi trong quyết định thành lập.
- Tổ chức phối hợp liên ngành không xác định được thời gian hoạt động thì giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Tổ chức phối hợp liên ngành không hoàn thành nhiệm vụ thì bị giải thể.
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giải thể tổ chức phối hợp liên ngành quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này theo đề nghị của Bộ Nội vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?