Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án là ai?
- Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án có trách nhiệm gì?
- Ai có trách nhiệm nộp tiền bảo vệ, phát triển đất chuyên trồng lúa nước của dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa?
- Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án là ai?
Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án có trách nhiệm gì?
Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án là ai? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-HĐTĐ năm 2021 quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định
1. Tổ chức các phiên họp để thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định;
2. Nội dung thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan;
3. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định là căn cứ để báo cáo cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án hoặc để cơ quan đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đối với trường hợp Hội đồng thẩm định đánh giá không đủ điều kiện theo quy định.
Theo đó, Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án có trách nhiệm sau:
– Tổ chức các phiên họp để thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định;
– Nội dung thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan;
– Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định là căn cứ để báo cáo cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án hoặc để cơ quan đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đối với trường hợp Hội đồng thẩm định đánh giá không đủ điều kiện theo quy định.
Ai có trách nhiệm nộp tiền bảo vệ, phát triển đất chuyên trồng lúa nước của dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-HĐTĐ năm 2021 quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng thẩm định
…
2. Ủy viên là đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngoài việc thực hiện theo trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này, còn có trách nhiệm:
a) Đánh giá về phương án sử dụng tầng đất mặt đối với đất trồng lúa của dự án (nếu có);
b) Việc nộp tiền để bảo vệ, phát triển đất chuyên trồng lúa nước của dự án (nếu có);
c) Phương án trồng rừng thay thế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc việc hoàn thành nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp đối với dự án chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (nếu có);
d) Các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu có).
…
Theo đó, căn cứ quy định trên thì Ủy viên là đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm nộp tiền để bảo vệ, phát triển đất chuyên trồng lúa nước của dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.
Ngoài ra, Ủy viên là đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau:
– Được đề nghị Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định cung cấp hồ sơ trình thẩm định và các tài liệu có liên quan phục vụ việc tham gia góp ý;
– Có ý kiến đối với hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án (theo Mẫu số 03) gửi cho Cơ quan Thường trực Hội đồng thẩm định trước khi cuộc họp được tiến hành, trước ít nhất 03 ngày làm việc;
– Được bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định tại cuộc họp; ý kiến bảo lưu được ghi vào biên bản cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
– Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thẩm định, Thủ trưởng cơ quan nơi ủy viên Hội đồng thẩm định công tác và trước pháp luật về những ý kiến tham gia đối với hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án theo chức năng quản lý. Ý kiến của ủy viên Hội đồng thẩm định là ý kiến chính thức của cơ quan nơi ủy viên Hội đồng thẩm định công tác;
– Tham dự đầy đủ cuộc họp của Hội đồng thẩm định khi được triệu tập; tham gia góp ý tại cuộc họp Hội đồng thẩm định. Trường hợp ủy viên Hội đồng thẩm định nào không có ý kiến thì coi như ủy viên Hội đồng thẩm định đó nhất trí với kết luận của Hội đồng thẩm định;
– Thực hiện theo điều hành của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án là ai?
Theo Điều 6 Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-HĐTĐ năm 2021 quy định như sau:
Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định
Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định là Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm:
1. Tiếp nhận hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án do Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường giao (hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử).
2. Kiểm tra hồ sơ sau khi đã tiếp nhận:
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì ký văn bản gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (theo Mẫu số 01).
b) Trường hợp hồ sơ đảm bảo đầy đủ theo quy định thì thực hiện tiếp các nhiệm vụ sau:
- Trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định về thành phần của Hội đồng thẩm định và thời gian họp Hội đồng thẩm định của từng trường hợp cụ thể;
- Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để gửi các thành viên Hội đồng thẩm định;
- Ký văn bản mời các thành viên Hội đồng thẩm định (theo Mẫu số 02) và gửi kèm theo Phiếu đánh giá (theo Mẫu số 03) và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho thành viên Hội đồng thẩm định;
- Đôn đốc các thành viên Hội đồng thẩm định gửi Phiếu đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Quy chế này;
- Chuẩn bị báo cáo đánh giá sơ bộ hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án (theo Mẫu số 04);
- Hoàn thiện hồ sơ sau khi kết thúc cuộc họp của Hội đồng thẩm định để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét quyết định trình Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp được Hội đồng thẩm định đánh giá đủ điều kiện theo quy định;
Trường hợp hồ sơ được Hội đồng thẩm định đánh giá không đủ điều kiện theo quy định thì Tổng cục Quản lý đất đai trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định ký văn bản gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Lưu trữ hồ sơ trong quá trình nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định cùng với hồ sơ trình Bộ trưởng xem xét trình Thủ tướng hoặc trả lại địa phương.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án là Tổng cục Quản lý đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?