Cơ quan thường trực của Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương là cơ quan nào? Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương có những nhiệm vụ quyền hạn gì?
Cơ quan thường trực của Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương là cơ quan nào?
Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 926/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định như sau:
Tổ chức của Đoàn liên ngành
1. Cơ quan Thường trực của Đoàn liên ngành là Cục Xuất bản, In và Phát hành.
...
Căn cứ trên quy định cơ quan thường trực của Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương là Cục Xuất bản, In và Phát hành.
Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 926/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Đoàn liên ngành
1. Bảo đảm thống nhất việc tổ chức thực hiện và phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống in lậu từ Trung ương đến địa phương.
2. Bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong các hoạt động của Đoàn liên ngành và của các thành viên.
3. Thành viên của Đoàn liên ngành được cấp thẻ công tác và chỉ được sử dụng thẻ trong các nhiệm vụ liên quan.
Căn cứ trên quy định Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương hoạt động dựa trên nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm thống nhất việc tổ chức thực hiện và phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống in lậu từ Trung ương đến địa phương.
- Bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong các hoạt động của Đoàn liên ngành và của các thành viên.
- Thành viên của Đoàn liên ngành được cấp thẻ công tác và chỉ được sử dụng thẻ trong các nhiệm vụ liên quan.
Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương có những nhiệm vụ quyền hạn gì?
Theo Điều 5 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 926/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương có những nhiệm vụ quyền hạn, cụ thể:
(1) Nhiệm vụ của Đoàn liên ngành
- Hằng năm, xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra; tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra theo chương trình kế hoạch hoặc đột xuất và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động in trên phạm vi toàn quốc;
- Chỉ đạo, hướng dẫn Đội liên ngành địa phương tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra các vi phạm pháp luật về hoạt động in để đấu tranh phòng chống in lậu tại địa phương;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, học tập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về in và công tác phòng chống in lậu;
- Thực hiện các hoạt động phối hợp với các Đội liên ngành địa phương triển khai công tác phòng chống in lậu;
- Tham mưu cho lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông các giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động in để phòng chống in lậu;
- Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động in trên phạm vi toàn quốc; đề nghị khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác phòng chống in lậu.
(2) Quyền hạn của Đoàn liên ngành
- Được sử dụng cộng tác viên chuyên môn cho từng đợt công tác hoặc nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu công việc;
- Thực hiện các hoạt động phối hợp, kiểm tra các Đội liên ngành địa phương trong công tác phòng chống in lậu;
- Được tiếp cận thông tin, tài liệu về phòng chống in lậu và các thông tin liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng chống in lậu;
- Tham gia, phối hợp, tổ chức các chương trình, dự án về phòng chống in lậu;
- Được đảm bảo các điều kiện làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống in lậu Đoàn liên ngành sẽ được sử dụng những phương tiện nào?
Theo Điều 11 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương ban hành kèm theo Quyết định 926/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định như sau:
Chế độ công tác phí, phụ cấp, phương tiện hoạt động
1. Đoàn liên ngành được hưởng tiền công tác phí và các khoản phụ cấp theo quy định.
2. Phương tiện công tác
a) Đoàn liên ngành được sử dụng phương tiện ô tô, máy tính, máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim, điện thoại di động; được thanh toán cước thông tin di động, tiền vé máy bay, tàu thủy và dịch vụ vận chuyển khác theo chế độ hiện hành của nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ;
b) Đoàn liên ngành được trang bị thiết bị văn phòng và phí sử dụng hằng tháng theo quy định: Bàn, ghế làm việc, máy vi tính, điện thoại cố định, fax, đường truyền kết nối internet, văn phòng phẩm khác;
3. Đoàn liên ngành được sử dụng kinh phí của Đoàn để thanh toán cho cộng tác viên theo quy định tài chính hiện hành.
Căn cứ trên quy định khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống in lậu Đoàn liên ngành sẽ được sử dụng những phương tiện bao gồm: phương tiện ô tô, máy tính, máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim, điện thoại di động và được thanh toán cước thông tin di động, tiền vé máy bay, tàu thủy và dịch vụ vận chuyển khác theo chế độ hiện hành của nhà nước.
Bên cạnh đó, Đoàn liên ngành được trang bị thiết bị văn phòng và phí sử dụng hằng tháng theo quy định: Bàn, ghế làm việc, máy vi tính, điện thoại cố định, fax, đường truyền kết nối internet, văn phòng phẩm khác;
Đoàn liên ngành được hưởng tiền công tác phí và các khoản phụ cấp theo quy định và được sử dụng kinh phí của Đoàn để thanh toán cho cộng tác viên theo quy định tài chính hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?