Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh là cơ quan nào? Đơn vị cấp nước có trách nhiệm gì trong việc triển khai thực hiện?
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh là cơ quan nào?
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh là cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 08/2012/TT-BXD như sau:
Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh
1. Thành phần Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh bao gồm: đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh; đại diện lãnh đạo của các cơ quan chuyên môn: Xây dựng, Y tế (bao gồm cả Trung tâm y tế dự phòng tỉnh), Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Cảnh sát môi trường; đại diện đơn vị cấp nước và các tổ chức, cơ quan khác có liên quan.
2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh
a) Chỉ đạo, điều phối, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, tổng kết, đánh giá các kết quả thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc bảo vệ, phòng ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, khu vực bảo vệ nguồn nước. Chỉ đạo việc khắc phục xử lý kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước tại vị trí thu nước của công trình cấp nước và các công trình thuộc hệ thống cấp nước;
c) Huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ, các chương trình, dự án trong kế hoạch cấp nước an toàn;
d) Lập kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo hàng năm và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
e) Chỉ đạo việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm và an toàn.
3. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo là Sở Xây dựng. Các thành viên của Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được sử dụng bộ máy giúp việc của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban chỉ đạo giao.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh là Sở Xây dựng. Các thành viên của Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được sử dụng bộ máy giúp việc của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban chỉ đạo giao.
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh được lấy từ ngân sách của địa phương đúng không?
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh được lấy từ ngân sách của địa phương đúng không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 08/2012/TT-BXD như sau:
Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh
…
4. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được cấp từ nguồn ngân sách hàng năm của địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh được lấy từ ngân sách địa phương của địa phương.
Đơn vị cấp nước có trách nhiệm gì trong việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn?
Đơn vị cấp nước có trách nhiệm gì trong việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn, thì theo quy định khoản 4 Điều 7 Thông tư 08/2012/TT-BXD như sau:
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc lập, phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn
…
4. Trách nhiệm của đơn vị cấp nước
a) Lập kế hoạch cấp nước an toàn của hệ thống cấp nước do mình quản lý theo nội dung quy định tại Điều 4 của Thông tư này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo đúng lộ trình và nhiệm vụ đã được phê duyệt;
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện pháp quản lý các nguồn ô nhiễm nhằm bảo vệ và duy trì chất lượng nước, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, thông báo kịp thời tình hình chất lượng nước cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý;
đ) Giải quyết và xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sau sự cố thuộc hệ thống sản xuất và cung cấp nước do mình quản lý;
e) Đề xuất lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng và hiệu quả;
f) Lập bộ phận cấp nước an toàn của đơn vị để xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn. Đội ngũ cán bộ bộ phận cấp nước an toàn của đơn vị phải có kinh nghiệm về chuyên môn và quản lý vận hành hệ thống cấp nước;
g) Tham gia tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn. Phối hợp với các trường học tổ chức các buổi đào tạo ngoại khoá giới thiệu cho học sinh, sinh viên ý nghĩa và tầm quan trọng của nước sạch và các vấn đề bảo vệ môi trường;
h) Báo cáo định kỳ tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cấp nước đến Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh và Sở Xây dựng.
…
Theo đó, trong việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn thì đơn vị cấp nước có các trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?