Cơ quan thường trực của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính là cơ quan nào? Trách nhiệm của cơ quan đó là gì?
Cơ quan thường trực của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính là cơ quan nào?
Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 11 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2131/QĐ-BTC năm 2016 quy định như sau:
Trách nhiệm của Ban Biên tập
...
3. Cục THTK là cơ quan thường trực của Ban Biên tập, Văn phòng Bộ là cơ quan quản lý thông tin báo chí, truyền thông trên Cổng TTĐT Bộ Tài chính.
4. Cục THTK, Văn phòng Bộ trình Trưởng Ban Biên tập Quyết định thành lập, kiện toàn Ban Biên tập, Tổ Biên tập thông tin báo chí, thông tin điện tử phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị theo từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Căn cứ trên quy định cơ quan thường trực của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính là Cục Tin học và Thống kê tài chính.
Trách nhiệm của Cục Tin học và Thống kê tài chính trong vận hành quản lý Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính?
Theo khoản 1 Điều 12 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2131/QĐ-BTC năm 2016 (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 636/QĐ-BTC năm 2019) quy định trách nhiệm của Cục Tin học và Thống kê tài chính trong vận hành quản lý Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính bao gồm:
- Tổ chức quản lý vận hành hoạt động chung của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, thiết kế và xây dựng công nghệ, kỹ thuật của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.
- Thực hiện tạo mới, chỉnh sửa, gỡ bỏ các Mục, Chuyên mục, Chuyên trang, Trang liên kết theo phê duyệt của Ban Biên tập.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính khai thác, tiếp nhận, biên tập và xuất bản các kênh thông tin, dữ liệu và ứng dụng các dịch vụ công của ngành vào Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.
- Đề xuất với Ban Biên tập lộ trình, kế hoạch tích hợp các kênh thông tin, dữ liệu và ứng dụng các dịch vụ công của ngành vào Cổng TTĐT Bộ Tài chính phù hợp với lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành Tài chính.
- Thực hiện rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, chỉnh sửa Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính định kỳ hàng năm hoặc theo nhu cầu thực tế.
- Xây dựng các quy định về hoạt động, phát triển Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính theo chỉ đạo của Ban Biên tập và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Tài chính.
- Định kỳ rà soát, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cập nhật thông tin các Mục, Chuyên mục, Chuyên trang có trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính của đơn vị chủ thể thông qua Hồ sơ quản lý.
Công tác để duy trì hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính?
Theo Điều 13 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2131/QĐ-BTC năm 2016 quy định công tác để duy trì hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính như sau:
(1) Đảm bảo cơ sở hạ tầng, bảo trì, bảo dưỡng, duy trì hoạt động và nâng cấp Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, chỉnh sửa, giám sát hoạt động để bảo đảm hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày.
- Cục Tin học và Thống kê tài chính là đơn vị quản lý Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính có trách nhiệm triển khai các giải pháp công nghệ, dịch vụ bảo đảm an toàn và điều kiện kỹ thuật cần thiết để duy trì các hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (máy chủ, thiết bị, đường truyền...)
- Cục Tin học và Thống kê tài chính thực hiện rà soát định kỳ hàng năm hoặc rà soát theo yêu cầu của Trưởng Ban Biên tập, đề xuất với Ban Biên tập phương án nâng cấp Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính đáp ứng đầy đủ yêu cầu về cung cấp thông tin dữ liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Nhà nước và của Bộ Tài chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp khai thác, sử dụng thuận tiện, hiệu quả.
(2) Đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu
Cục Tin học và Thống kê tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:
- Rà soát tối thiểu mỗi năm một lần các tài khoản đang cấp trên hệ thống, đảm bảo các tài khoản và quyền truy cập hệ thống được cấp phát đúng.
- Thực hiện các giải pháp và biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn thông tin và dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.
- Xây dựng giải pháp hiệu quả chống lại các nguy cơ tấn công gây mất an toàn thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.
- Xây dựng phương án dự phòng khắc phục sự cố bảo đảm hệ thống Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính hoạt động liên tục ở mức tối đa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?