Cơ quan tài chính có quyền chi ngân sách nhà nước trong trường hợp dự toán ngân sách chưa được Quốc hội phê duyệt hay không?
- Việc lập dự toán chi ngân sách nhà nước được thực hiện bởi các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước như thế nào?
- Cơ quan tài chính có quyền chi ngân sách nhà nước trong trường hợp dự toán ngân sách chưa được Quốc hội phê duyệt hay không?
- Mức chi ngân sách nhà nước đối với các nhiệm vụ được tạm cấp ngân sách nhà nước tối đa là bao nhiêu?
Việc lập dự toán chi ngân sách nhà nước được thực hiện bởi các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định liên quan đến việc lập dự toán chi ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước
1. Việc lập dự toán ngân sách nhà nước phải bảo đảm các nguyên tắc về cân đối ngân sách nhà nước, các căn cứ, yêu cầu theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
2. Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ:
a) Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 23 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ;
b) Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm, các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương lập dự toán thu, chi ngân sách trực tiếp quản lý, sử dụng; xem xét và tổng hợp dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, gửi báo cáo dự toán ngân sách nhà nước, chi tiết chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực chi, chi dự trữ quốc gia, chi viện trợ (nếu có), chi tiết từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách tới Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu (đối với phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu).
Căn cứ vào đặc điểm của đơn vị và quy định về thời gian gửi dự toán ngân sách quy định tại điểm này, đơn vị dự toán cấp I ở trung ương quy định thời gian lập và gửi báo cáo đối với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc cho phù hợp;
c) Các đơn vị dự toán cấp I ở địa phương lập dự toán thu, chi ngân sách trực tiếp quản lý, sử dụng; xem xét và tổng hợp dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, gửi báo cáo dự toán ngân sách nhà nước, chi tiết chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, chi tiết từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách tới cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.
Thời gian gửi báo cáo của các đơn vị dự toán cấp I ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, bảo đảm thời gian tổng hợp, gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều này.
Có thể thấy, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ để tiến hành lập dự toán thu và chi ngân sách nhà nước cụ thể như trên.
Cơ quan tài chính có quyền chi ngân sách nhà nước trong trường hợp dự toán ngân sách chưa được Quốc hội phê duyệt hay không?
Cơ quan tài chính có quyền chi ngân sách nhà nước trong trường hợp dự toán ngân sách chưa được Quốc hội phê duyệt hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định như sau:
Tổ chức chi ngân sách nhà nước
1. Chi ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật ngân sách nhà nước và Điều 34 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách theo quy định tại Điều 51 Luật ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị dự toán ngân sách không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính khác theo quy định, cơ quan tài chính tạm đình chỉ hoặc yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ chi ngân sách, trừ các khoản chi: tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, trợ cấp xã hội, học bổng và các khoản chi khác cho con người theo chế độ; chi nghiệp vụ phí và công vụ phí và một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước (trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa); chi bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách cấp dưới; chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chi các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Khi quyết định tạm đình chỉ chi ngân sách, cơ quan tài chính thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tạm đình chỉ chi biết.
4. Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ được hạch toán kế toán theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Ngân sách Nhà nước 2015:
Tạm cấp ngân sách
1. Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định:
a) Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương;
b) Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí;
c) Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới;
d) Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;
đ) Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Như vậy, trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định, với các nhiệm vụ chi cụ thể như trên.
Mức chi ngân sách nhà nước đối với các nhiệm vụ được tạm cấp ngân sách nhà nước tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật Ngân sách Nhà nước 2015 có quy định:
Tạm cấp ngân sách
...
2. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa cho các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước.
Như vây, mức tạm cấp ngân sách nhà nước hàng tháng tối đa cho các nhiệm vụ được tạm cấp ngân sách nhà nước được nêu ở mục 2 là không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?