Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp có thực hiện quản lý đối với người nước ngoài tại Việt Nam hay không?
- Việc quản lý lý lịch tư pháp nhằm mục đích gì? Quá trình quản lý lý lịch tư pháp cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp bao gồm những cơ quan nào theo quy định pháp luật hiện nay?
- Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp có thực hiện quản lý đối với người nước ngoài tại Việt Nam hay không?
Việc quản lý lý lịch tư pháp nhằm mục đích gì? Quá trình quản lý lý lịch tư pháp cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì việc quản lý lý lịch tư pháp nhằm để:
(1) Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
(2.) Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.
(3) Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
(4) Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngoài ra, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý cần tuân thủ một số nguyên tắc theo Điều 4 Luật Lý lịch tư pháp 2009, cụ thể:
(1) Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
(2) Bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân.
(3) Thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật này. Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong Phiếu lý lịch tư pháp.
Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp có thực hiện quản lý đối với người nước ngoài tại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp bao gồm những cơ quan nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về cơ quan quản lý lý lịch tư như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
2. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.
3. Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.
4. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
5. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp.
Theo quy định vừa nêu thì cơ quan quản lý lý lịch tư pháp (cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp) hiện nay bao gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp.
Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp có thực hiện quản lý đối với người nước ngoài tại Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp như sau:
Đối tượng quản lý lý lịch tư pháp
1. Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
2. Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
3. Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, chỉ có người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật mới thuộc đối tượng quản lý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?