Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
Kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước phải bảo đảm điều gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 137/2024/NĐ-CP như sau:
Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử
1. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử:
a) Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân được biết;
b) Thiết lập các kênh giao tiếp trên môi trường điện tử và ban hành quy chế hoạt động để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Phải thông báo kết quả xử lý yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử thông qua các phương tiện điện tử, các kênh giao tiếp, trừ trường hợp pháp luật quy định khác hoặc theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
2. Kênh giao tiếp của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử bao gồm các kênh sau:
a) Kênh cung cấp thông tin và kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử;
b) Cổng Dịch vụ công quốc gia;
c) Các kênh giao tiếp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến và Cổng Dịch vụ công quốc gia phải bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp để sử dụng dịch vụ bằng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Việc sử dụng tài khoản đăng nhập trên kênh giao tiếp của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước phải bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp để sử dụng dịch vụ bằng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước phải bảo đảm điều gì? Phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Nghị định 137/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
1. Thủ tục hành chính và dịch vụ hành chính công quy định hoặc không quy định thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, trừ trường hợp luật khác quy định không được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
2. Dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến toàn trình trên cơ sở rà soát, tái cấu trúc quy trình, đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
3. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi đủ điều kiện thực hiện trọn vẹn từ đầu đến cuối quy trình bằng phương tiện điện tử. Trong trường hợp chưa thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử, cơ quan nhà nước phải thông báo để tổ chức, cá nhân được biết.
4. Hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện số hoá theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi đủ điều kiện thực hiện trọn vẹn từ đầu đến cuối quy trình bằng phương tiện điện tử.
Trường hợp chưa thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử thì cơ quan nhà nước phải thông báo để tổ chức, cá nhân được biết.
Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước bao gồm những hoạt động chính nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 137/2024/NĐ-CP thì công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước bao gồm các hoạt động chính sau đây:
(1) Giải quyết các thủ tục hành chính nội bộ trên môi trường điện tử đối với các lĩnh vực: Kế hoạch; chiến lược; nhân sự; tài chính - kế toán; văn thư lưu trữ; tài sản; thi đua - khen thưởng; hành chính, tổng hợp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của thủ trưởng cơ quan;
(2) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo trên môi trường điện tử;
(3) Xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử;
(4) Tổ chức làm việc, họp từ xa trên môi trường điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa nào được gia hạn thời gian quá cảnh tại Việt Nam? Thời gian quá cảnh hàng hóa phải chịu sự giám sát của ai?
- Môn Toán học lớp 9: Nội dung cần nắm về Phương trình và hệ phương trình theo quy định pháp luật là gì?
- Hồ sơ mời thầu có phải quy định về đồng tiền dự thầu không? Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu trong nước được phát hành ở đâu?
- Trước khi kiểm tra trực tiếp tại nước xuất khẩu, Tổng cục Hải quan có phải thông báo kế hoạch kiểm tra không?
- Mức thuế chống bán phá giá tạm thời có được phép vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ không?