Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng chống HIV/AIDS?

Cho anh hỏi, cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng chống HIV/AIDS? Nhiệm vụ và quyền hạn chính của cơ quan đó là gì?- Câu hỏi của anh Nhất Nguyên đến từ Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng chống HIV/AIDS?

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 5386/QĐ-BYT năm 2017 quy định về vị trí và chức năng của Cục Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:

Vị trí, chức năng
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước.
2. Cục Phòng, chống HIV/AIDS có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước.

Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng chống HIV/AIDS?

Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng chống HIV/AIDS? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Cục Phòng, chống HIV/AIDS là gì?

Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 5386/QĐ-BYT năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì Cục Phòng, chống HIV/AIDS có các nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau:

- Chủ trì xây dựng các loại văn bản thuộc phạm vi quản lý của Cục.

- Quản lý, chỉ đạo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi cả nước; làm đầu mối quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS của các bộ, ngành.

- Giúp Bộ trưởng làm thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; tham mưu cho Bộ trưởng trong việc phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS.

- Quản lý, chỉ đạo và chủ trì thực hiện các nội dung sau:

+ Thông tin - giáo dục - truyền thông và huy động cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS.

+ Can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV.

+ Dự phòng phơi nhiễm với HIV.

+ Tư vấn và xét nghiệm HIV.

+ Điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, đồng nhiễm Lao/HIV, viêm gan B/HIV, viêm gan C/HIV.

+ Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và điều trị nghiện chất ma túy khác theo quy định của pháp luật.

+ Làm đầu mối tiếp nhận các loại hồ sơ thuộc phạm vi quản lý của Cục.

+ Biên tập, xuất bản, phát hành "Tạp chí AIDS và cộng đồng".

- Tham gia phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau:

+ Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

+ Dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế.

+ Phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục.

+ Phòng, chống đồng lây nhiễm Lao/HIV, viêm gan B/HIV.

+ An toàn truyền máu liên quan đến HIV/AIDS.

- Làm đầu mối huy động, quản lý, điều phối Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các nguồn lực khác phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

Cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống HIV/AIDS như thế nào?

Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 5386/QĐ-BYT năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định như sau:

Tổ chức và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo Cục
Lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức của Cục
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Giám sát và Xét nghiệm HIV;
c) Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV;
d) Phòng Điều trị HIV/AIDS;
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục:
- Tạp chí AIDS và cộng đồng;
- Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.
3. Cơ chế hoạt động
a) Cục Phòng, chống HIV/AIDS hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục được Bộ Y tế giao. Mối quan hệ giữa Văn phòng Cục, các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
4. Biên chế
Biên chế của Cục Phòng, chống HIV/AIDS được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
5. Kinh phí hoạt động của Cục Phòng, chống HIV/AIDS do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống HIV/AIDS như sau:

- Văn phòng Cục;

- Phòng Giám sát và Xét nghiệm HIV;

- Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV;

- Phòng Điều trị HIV/AIDS;

Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục:

- Tạp chí AIDS và cộng đồng;

- Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.

Lãnh đạo Cục:

- Lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?
Pháp luật
Cán bộ chiến sĩ Công an quản lý đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở các trại giam, trại tạm giam có được hưởng chế độ phụ cấp cho công việc này không?
Pháp luật
PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào?
Pháp luật
Giáo viên có được phép cấm học sinh bị nhiễm HIV tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường không?
Pháp luật
Quy định trách nhiệm và hành vi cấm đối với người sử dụng lao động trong phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cần đáp ứng điều kiện gì? Phụ nữ mang thai có được chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV hay không?
Pháp luật
Tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS có bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng hay không?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không? Trẻ em nhiễm HIV/AIDS có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,339 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về HIV/AIDS

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào