Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm?
Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 2728/QĐ-BYT năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
Vị trí, chức năng
Cục An toàn thực phẩm là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế được phân công quản lý trong phạm vi cả nước.
Cục An toàn thực phẩm có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản riêng và có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Cục An toàn thực phẩm (tên tiếng Anh là Vietnam Food Safety Authority, viết tắt là VFA) là cơ quan trực thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế được phân công quản lý trong phạm vi cả nước.
Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm? (Hình từ Internet)
Cục An toàn thực phẩm có các nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thực hiện chức năng của mình?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 2728/QĐ-BYT năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì Cục An toàn thực phẩm có các nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau:
- Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Y tế và hướng dẫn, tổ chức thực hiện.
- Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá nguy cơ, phòng ngừa, điều tra và phối hợp ngăn chặn ngộ độc thực phẩm, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với thực phẩm chức năng, các vi chất dinh dưỡng bổ sung vào thực phẩm, phụ gia thực phẩm, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và các sản phẩm khác không được quy định trong danh mục thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ và cấp, thu hồi:
+ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định;
+ Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
+ Giấy đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh đối với các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ và cấp, cấp đổi, đình chỉ, thu hồi:
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
+ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ và cấp, thu hồi:
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ Y tế khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
+ Giấy chứng nhận y tế và các giấy chứng nhận khác đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ và cấp, thu hồi: giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá.
- Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm và thường trực của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm (Ủy ban Codex) Việt Nam.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
Cơ cấu tổ chức của Cục An toàn thực phẩm như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 2728/QĐ-BYT năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo Cục: Gồm Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm theo các quy định của pháp luật.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
2. Cơ cấu tổ chức của Cục
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
c) Phòng Pháp chế - Thanh tra;
d) Phòng Quản lý Tiêu chuẩn và Kiểm nghiệm;
đ) Phòng Giám sát Ngộ độc thực phẩm và Thông tin truyền thông;
e) Phòng Quản lý Sản phẩm thực phẩm;
Đơn vị sự nghiệp
- Văn phòng Ủy ban Codex Việt Nam;
- Trung tâm ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm;
- Tạp chí Sức khỏe và an toàn thực phẩm.
3. Cơ chế hoạt động
a) Cục An toàn thực phẩm hoạt động theo chế độ Thủ trưởng;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục được Bộ Y tế giao. Mối quan hệ giữa Văn phòng Cục, các phòng, đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quy định;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Cục thực hiện theo quy định của pháp luật;
d) Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục, lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
4. Biên chế
Biên chế của Cục An toàn thực phẩm được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng.
5. Kinh phí
Kinh phí hoạt động của Cục An toàn thực phẩm do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Cơ cấu tổ chức của Cục An toàn thực phẩm bao gồm:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Pháp chế - Thanh tra;
- Phòng Quản lý Tiêu chuẩn và Kiểm nghiệm;
- Phòng Giám sát Ngộ độc thực phẩm và Thông tin truyền thông;
- Phòng Quản lý Sản phẩm thực phẩm;
- Đơn vị sự nghiệp:
+ Văn phòng Ủy ban Codex Việt Nam;
+ Trung tâm ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm;
+ Tạp chí Sức khỏe và an toàn thực phẩm.
- Lãnh đạo Cục: Gồm Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm theo các quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?