Cơ quan nào quản lý mã số sách tiêu chuẩn quốc tế? Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế được tạo lập và sử dụng theo nguyên tắc nào?
Cơ quan nào quản lý mã số sách tiêu chuẩn quốc tế?
Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế - International Standard Books Number (sau đây gọi tắt là mã số ISBN) theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2016/TT-BTTTT quy định.
Cơ quan quản lý mã số sách tiêu chuẩn quốc tế được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 05/2016/TT-BTTTT như sau:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý mã số ISBN
1. Cục Xuất bản, In và Phát hành là cơ quan quản lý mã số ISBN tại Việt Nam có trách nhiệm cấp, quản lý và thu hồi mã số ISBN.
2. Hằng năm, Cục Xuất bản, In và Phát hành báo cáo về tình hình sử dụng mã số ISBN ở Việt Nam và đóng phí hoạt động cho tổ chức ISBN quốc tế.
3. Căn cứ tình hình sử dụng mã số ISBN của các nhà xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm quy hoạch việc phân bổ nguồn mã số ISBN, lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung đầu số với tổ chức ISBN quốc tế khi có nhu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan quản lý mã số sách tiêu chuẩn quốc tế là Cục Xuất bản, In và Phát hành.
Hằng năm, Cục Xuất bản, In và Phát hành báo cáo về tình hình sử dụng mã số ISBN ở Việt Nam và đóng phí hoạt động cho tổ chức ISBN quốc tế.
Căn cứ tình hình sử dụng mã số ISBN của các nhà xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm quy hoạch việc phân bổ nguồn mã số ISBN, lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung đầu số với tổ chức ISBN quốc tế khi có nhu cầu.
Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo của Nhà xuất bản về việc sử dụng mã số sách tiêu chuẩn quốc tế được quy định như thế nào?
Chế độ báo cáo của Nhà xuất bản về việc sử dụng mã số sách tiêu chuẩn quốc tế được quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2016/TT-BTTTT như sau:
Chế độ báo cáo
Các nhà xuất bản báo cáo Cục Xuất bản, In và Phát hành về việc sử dụng mã số ISBN được cấp, thông báo mã số ISBN chưa sử dụng trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm được cấp mã số ISBN.
Như vậy, theo quy định trên thì các nhà xuất bản báo cáo Cục Xuất bản, In và Phát hành về việc sử dụng mã số sách tiêu chuẩn quốc tế được cấp, thông báo mã số sách tiêu chuẩn quốc tế chưa sử dụng trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm được cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế.
Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế được tạo lập và sử dụng theo nguyên tắc nào?
Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế được tạo lập và sử dụng theo nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2016/TT-BTTTT như sau:
Nguyên tắc tạo lập và sử dụng mã số ISBN
1. Mã số ISBN được tạo lập và sử dụng tại Việt Nam là ISBN-13 và phải tích hợp với mã vạch theo chuẩn EAN-13, đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Đọc được bằng máy hoặc phần mềm đọc mã thông dụng;
b) Chứa các thông tin của sách quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
c) Có liên kết đến thông tin của xuất bản phẩm trong hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Xuất bản, In và Phát hành;
d) Phù hợp thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Nhà xuất bản phải tự tạo lập và sử dụng mã vạch tích hợp mã số ISBN.
Như vậy, theo quy định trên thì mã số sách tiêu chuẩn quốc tế được tạo lập và sử dụng theo nguyên tắc sau:
- Mã số ISBN được tạo lập và sử dụng tại Việt Nam là ISBN-13 và phải tích hợp với mã vạch theo chuẩn EAN-13, đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đọc được bằng máy hoặc phần mềm đọc mã thông dụng;
+ Chứa các thông tin của sách quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
+ Có liên kết đến thông tin của xuất bản phẩm trong hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục Xuất bản, In và Phát hành;
+ Phù hợp thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam.
- Nhà xuất bản phải tự tạo lập và sử dụng mã vạch tích hợp mã số ISBN.
Màu sắc của mã số sách tiêu chuẩn quốc tế được quy định như thế nào?
Màu sắc của mã số sách tiêu chuẩn quốc tế được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 05/2016/TT-BTTTT như sau:
Yêu cầu kỹ thuật thể hiện đối với mã vạch EAN-13 khi tích hợp với mã số ISBN
1. Kích thước:
a) Kích thước tiêu chuẩn của mã vạch có chiều cao 22,85mm, rộng 31,35mm. Nếu rút ngắn chiều cao phải đảm bảo để máy đọc mã vạch nhận biết được;
b) Trường hợp vị trí đặt mã vạch hẹp cả 2 chiều, có thể thu nhỏ nhưng tỷ lệ thu nhỏ không dưới 80% so với kích thước tiêu chuẩn;
c) Trường hợp phóng to mã vạch, phải đảm bảo tỷ lệ phóng không vượt quá 200% so với kích thước tiêu chuẩn.
2. Khoảng trống phía trái mã số ISBN tối thiểu là 3,63mm, phía phải tối thiểu là 2,31mm.
3. Màu sắc:
a) Mã vạch tiêu chuẩn được in bằng màu đen trên nền trắng. Ngoài ra, có thể in mã vạch bằng màu xanh thẫm hoặc nâu thẫm. Không in mã vạch bằng các màu vàng, da cam, đỏ. Mã vạch được in bằng màu đơn; không được in chồng màu; không in dạng “t’ram”;
b) Nền của mã vạch tiêu chuẩn là màu trắng. Ngoài ra, có thể dùng nền màu vàng, cam, hồng nhạt.
Như vậy, màu sắc của mã số sách tiêu chuẩn quốc tế được quy định như sau:
- Mã vạch tiêu chuẩn được in bằng màu đen trên nền trắng.
- Ngoài ra, có thể in mã vạch bằng màu xanh thẫm hoặc nâu thẫm. Không in mã vạch bằng các màu vàng, da cam, đỏ.
- Mã vạch được in bằng màu đơn; không được in chồng màu; không in dạng “t’ram”;
- Nền của mã vạch tiêu chuẩn là màu trắng. Ngoài ra, có thể dùng nền màu vàng, cam, hồng nhạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?