Cơ quan nào làm thủ tục đối với tàu thuyền nước ngoài từ Campuchia quá cảnh Việt Nam qua sông Tiền, sông Hậu?
- Cơ quan nào làm thủ tục đối với tàu thuyền nước ngoài từ Campuchia quá cảnh Việt Nam qua sông Tiền, sông Hậu?
- Cảng biển Việt Nam có tiếp nhận tàu thuyền nước ngoài có phải có kế hoạch an ninh cảng biển không?
- Yêu cầu chung để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đối với hoạt động của tàu thuyền là gì?
Cơ quan nào làm thủ tục đối với tàu thuyền nước ngoài từ Campuchia quá cảnh Việt Nam qua sông Tiền, sông Hậu?
Căn cứ tại Điều 78 Nghị định 58/2017/NĐ-CP cơ quan thực hiện thủ tục cho tàu thuyền nước ngoài quá cảnh Việt Nam đi Campuchia và ngược lại:
Cơ quan thực hiện thủ tục cho tàu thuyền nước ngoài quá cảnh Việt Nam đi Campuchia và ngược lại
1. Tàu thuyền nước ngoài quá cảnh Việt Nam đến Campuchia qua sông Tiền, do Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện thủ tục theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tàu thuyền nước ngoài quá cảnh Việt Nam đến Campuchia qua sông Hậu do Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thực hiện thủ tục theo quy định tại Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Tàu thuyền nước ngoài từ Campuchia quá cảnh Việt Nam qua sông Tiền, sông Hậu do Cảng vụ Hàng hải Đồng Tháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện thủ tục theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, tàu thuyền nước ngoài từ Campuchia quá cảnh Việt Nam qua sông Tiền, sông Hậu do Cảng vụ Hàng hải Đồng Tháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện thủ tục theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nào làm thủ tục đối với tàu thuyền nước ngoài từ Campuchia quá cảnh Việt Nam qua sông Tiền, sông Hậu? (Hình từ Internet)
Cảng biển Việt Nam có tiếp nhận tàu thuyền nước ngoài có phải có kế hoạch an ninh cảng biển không?
Căn cứ tại Điều 106 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 an ninh tàu biển và an ninh cảng biển:
An ninh tàu biển và an ninh cảng biển
1. Tàu biển chở khách, tàu biển chở hàng từ 500 GT trở lên và giàn di động mang cờ quốc tịch Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế phải có kế hoạch an ninh tàu biển theo quy định.
2. Cảng biển Việt Nam có tiếp nhận tàu thuyền nước ngoài và tàu thuyền Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này phải có kế hoạch an ninh cảng biển theo quy định.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc xây dựng, đánh giá, phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, kế hoạch an ninh cảng biển và kế hoạch an ninh khu nước, vùng nước; quy định việc cấp giấy chứng nhận liên quan đến an ninh tàu biển, an ninh cảng biển.
Như vậy, Cảng biển Việt Nam có tiếp nhận tàu thuyền nước ngoài phải có kế hoạch an ninh cảng biển theo quy định.
Yêu cầu chung để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đối với hoạt động của tàu thuyền là gì?
Đối chiếu với quy định tại Điều 106 Nghị định 58/2017/NĐ-CP thì yêu cầu chung để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đối với hoạt động của tàu thuyền là:
- Tất cả các loại tàu thuyền phải được ghi rõ tên hoặc số hiệu, số IMO (nếu có) và tên cảng đăng ký theo quy định.
- Thuyền trưởng có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự và vệ sinh trên tàu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
- Ngoài những thuyền viên thuộc thuyền bộ và hành khách đi theo tàu thuyền, chỉ những người có nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giới thiệu mới được phép lên tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển;
Khi lên tàu thuyền nước ngoài còn phải có giấy phép của Bộ đội Biên phòng hoặc Công an cửa khẩu cảng, trừ trường hợp là cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đang thi hành công vụ.
Thuyền trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm về những trường hợp để người không có nhiệm vụ lên tàu.
- Tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển không được thực hiện các hành vi sau đây:
+ Kéo còi hay dùng loa điện để thông tin, trừ trường hợp để phát tín hiệu cấp cứu hoặc kéo còi chào theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;
+ Tiến hành các việc sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa có sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải;
+ Sử dụng trang thiết bị cứu sinh - chữa cháy vào các mục đích không phù hợp;
+ Bơi lội hoặc làm mất trật tự ở trong cảng;
+ Việc tổ chức bắn pháo hoa của tàu thuyền trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ được thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cầu thang lên, xuống tàu phải được chiếu sáng và điều chỉnh phù hợp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng;
+ Khu vực cầu thang thường xuyên phải có người trực ca và có phao cứu sinh theo quy định;
+ Cầu thang phải có tay vịn, phía dưới phải có lưới bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?