Cơ quan nào là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ? Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ có trách nhiệm như thế nào?
Cơ quan nào là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-BCĐ138/CP năm 2020, có quy định về Thường trực, giúp việc Ban Chỉ đạo như sau:
Thường trực, giúp việc Ban Chỉ đạo
1. Thường trực Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và Ủy viên Thư ký.
2. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Bộ Công an.
3. Giúp việc Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo là Văn phòng Bộ Công an và Tổ chuyên viên liên ngành.
Như vậy, theo quy định tren thì cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ là Bộ Công an
Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-BCĐ138/CP năm 2020, có quy định về trách nhiệm của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo
1. Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo hoạch định những vấn đề có tính chiến lược để chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người.
2. Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp, xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm, Chương trình phòng, chống mua bán người, Chỉ thị số 48-CT/TW và Kết luận số 05-KL/TW.
3. Tham mưu Ban Chỉ đạo chỉ đạo các cơ quan chức năng, các lực lượng phối hợp đấu tranh với các băng nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động trên nhiều địa bàn, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, kinh tế, trật tự xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm minh và thống nhất.
4. Chuẩn bị nội dung, chương trình và các điều kiện cần thiết phục vụ các phiên họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, kiểm tra, khảo sát về công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người và các hoạt động khác theo chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
5. Duy trì mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ, ngành, đoàn thể và cá nhân có liên quan với Ban Chỉ đạo; đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo được thường xuyên, thiết thực, hiệu quả. Thực hiện các Nghị quyết liên tịch, Chương trình phối hợp hành động ký kết với các ngành, đoàn thể về phòng, chống tội phạm.
6. Thực hiện nhiệm vụ đầu mối hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người theo quy định của Nhà nước và quy định của Bộ Công an.
7. Tổng hợp, đề xuất khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tội phạm và thực hiện chính sách hỗ trợ đối với những người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản do tham gia phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật.
8. Lập dự toán phân bổ kinh phí và phối hợp theo dõi, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm; Chương trình phòng, chống mua bán người và các nguồn kinh phí khác của Ban Chỉ đạo; tham mưu, đề xuất việc bảo đảm kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo.
9. Thực hiện chế độ họp, thông tin, báo cáo quy định tại Điều 9, Điều 10 Quy chế này; các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và nhiệm vụ do Trưởng ban, các Phó Trưởng ban giao.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ có những trách nhiệm được quy định như trên.
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ đề xuất Trưởng ban quyết định những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 165/QĐ-BCĐ138/CP năm 2020, có quy định về chế độ họp như sau:
Chế độ họp
1. Ban Chỉ đạo tổ chức họp định kỳ sáu tháng, một năm và họp đột xuất theo quyết định của Trưởng ban. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban sẽ triệu tập Thường trực Ban Chỉ đạo họp để giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo.
2. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đề xuất Trưởng ban quyết định nội dung, thành phần tham gia, thời gian tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
3. Ủy viên Ban Chỉ đạo tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo; phối hợp chuẩn bị nội dung họp khi có yêu cầu của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; trường hợp không tham dự, phải báo cáo xin ý kiến Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban chủ trì phiên họp và ủy quyền cho cán bộ dự họp thay.
4. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa điểm trước 03 ngày làm việc và kèm theo các tài liệu liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ đề xuất Trưởng ban quyết định nội dung, thành phần tham gia, thời gian tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?