Cơ quan nào là cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính theo quy định của pháp luật hiện hành?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau cơ quan nào là cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính theo quy định của pháp luật hiện hành? Bộ Tài nguyên và Môi trường có phải là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn hay không? Câu hỏi của anh L.G.R đến từ Bà Rịa - Vũng tàu.

Cơ quan nào là cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính theo quy định của pháp luật hiện hành?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 06/2022/NĐ-CP về kiểm kê khí nhà kính như sau:

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính, đồng thời trong việc kiểm kê khí nhà kính, Bộ Tài nguyên và Môi trường có các trách nhiệm sau:

- Chủ trì tổ chức hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia; xác định kỳ kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực và cấp cơ sở để bảo đảm sự thống nhất theo quy định;

- Phổ biến các phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia và cấp lĩnh vực theo hướng dẫn của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;

- Phối hợp với các bộ quản lý lĩnh vực công bố phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở;

- Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính;

- Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng kiểm kê quốc gia khí nhà kính, hướng dẫn thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực, quy định trình tự thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở;

- Tổ chức xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính; cập nhật số liệu hoạt động, kết quả kiểm kê khí nhà kính và thông tin liên quan vào cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính

Cơ quan nào là cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính theo quy định của pháp luật hiện hành? (Hình từ Internet)

Việc quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải đảm bảo nguyên tắc như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 06/2022/NĐ-CP về nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn như sau:

Nguyên tắc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn
1. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật hiện hành và các quy định, điều ước quốc tế có liên quan với mục đích phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững.
2. Quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải tuân theo nguyên tắc trách nhiệm, thống nhất, công bằng, minh bạch; mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh theo ưu tiên phát triển quốc gia và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon đảm bảo công khai, hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường các-bon. Các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường các-bon trên cơ sở tự nguyện.
4. Nhập khẩu, xuất khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát chỉ được thực hiện với các nước là thành viên của Nghị định thư Montreal theo lộ trình thời gian do Nghị định thư quy định.

Như vậy, việc quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải tuân theo nguyên tắc trách nhiệm, thống nhất, công bằng, minh bạch; mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh theo ưu tiên phát triển quốc gia và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có phải là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn hay không?

Căn cứ tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
14. Về biến đổi khí hậu:
...
e) Chủ trì tổ chức đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế và tham gia tổ chức quốc tế về biến đổi khí hậu; huy động các nguồn lực quốc tế, tổ chức điều phối và thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu thuộc thẩm quyền;
g) Xây dựng tiêu chí ưu tiên, tổ chức rà soát, xác định danh mục dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu; có ý kiến về các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu của các bộ, ngành, địa phương;
h) Là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; cơ quan đầu mối quốc gia về Quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto, Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC); cơ quan thẩm quyền quốc gia thực hiện các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; cơ quan chuyên trách quốc gia của Mạng lưới và Trung tâm Công nghệ khí hậu; cơ quan đầu mối quốc gia về các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia;

Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Khí nhà kính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khí nhà kính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mẫu đề nghị công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở?
Pháp luật
Đối tượng nào phải thực hiện lập Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo cấp giấy xác nhận tín chỉ các bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trong bao lâu?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm tính toán mức hấp thụ khí nhà kính tại vùng sinh thái có rừng trên cơ sở điều tra rừng, tổng hợp trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực?
Pháp luật
Cơ sở là đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong giai đoạn nào?
Pháp luật
Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm những nội dung chính nào theo quy định?
Pháp luật
Việc xây dựng báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính thuộc trách nhiệm của cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Cơ quan nào là cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Nguyên tắc thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được quy định như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với kỹ thuật viên thực hiện việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất được kiểm soát là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khí nhà kính
1,278 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khí nhà kính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khí nhà kính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào