Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng phòng hộ đầu nguồn?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng phòng hộ đầu nguồn?
- Điều kiện để chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là gì?
- Trình tự quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn sang mục đích khác của Hội đồng nhân dân là gì?
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng phòng hộ đầu nguồn?
Theo quy định tại Điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017, thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc về các cơ quan sau:
"Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 ha đến dưới 50 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 ha đến dưới 500 ha; rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 ha; rừng sản xuất dưới 50 ha; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư."
Có thể thấy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng phòng hộ đầu nguồn sẽ do nhiều cơ quan có thẩm quyền quyết định thùy theo quy mô, diện tích, cụ thể:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên: Quốc hội quyết định
- Rừng phòng hộ đầu nguồn từ 20 ha đến dưới 50 ha: Thủ tướng Chính phủ quyết định
- Rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 20 ha: Hội đồng nhân dân quyết định
Do đó, Hội đồng nhân dân có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trong trường hợp rừng có quy mô dưới 20 ha.
Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với rừng phòng hộ đầu nguồn
Tải trọn bộ các văn bản về thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng hiện hành: Tải về
Điều kiện để chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là gì?
Căn cứ Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định những điều kiện để chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác gồm:
- Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Trình tự quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn sang mục đích khác của Hội đồng nhân dân là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 83/2020/NĐ-CP, trình tự quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Hội đồng nhân dân được quy định như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(2) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nội dung trình phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Nội dung thẩm định gồm:
- Cơ sở pháp lý;
- Thành phần, nội dung hồ sơ;
- Sự cần thiết đầu tư dự án;
- Vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu, địa danh hành chính), kết quả điều tra rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng); diện tích theo: loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), điều kiện lập địa, trữ lượng (đối với rừng tự nhiên), loài cây (đối với rừng trồng);
- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
- Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội; đánh giá tác động đến môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.
Trường hợp kết quả thẩm định không đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
(3) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Hồ sơ gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ quy định tại điểm b, c khoản này và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm những nội dung cơ bản:
- Thông tin chung về dự án;
- Sự cần thiết đầu tư dự án;
- Vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu, địa danh hành chính), kết quả điều tra rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng); diện tích theo: loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), điều kiện lập địa, trữ lượng (đối với rừng tự nhiên), loài cây (đối với rừng trồng);
- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
- Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội; mức độ tác động đến môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư và đầu tư công.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định nhiều cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trong đó có rừng phòng hộ đầu nguồn. Trường hợp quy mô dưới 20 ha, Hội đồng nhân dân sẽ có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển đổi theo quy định về điều kiện và trình tự nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?