Cơ quan nào có thẩm quyền chủ trì thẩm định đề nghị xây dựng luật do Chính phủ trình? Đối với các dự án án luật do Chính phủ trình thì cơ quan nào có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật?
Đối với các dự án án luật do Chính phủ trình thì cơ quan nào có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình
1. Đối với các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình thì bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo phân công của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh tiến hành các hoạt động quy định tại Điều 34 của Luật này.
Như vậy, đối với các dự án án luật do Chính phủ trình thì bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo phân công của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật.
Đề nghị xây dựng luật (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền chủ trì thẩm định đề nghị xây dựng luật do Chính phủ trình?
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình
1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trước khi trình Chính phủ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
...
Theo đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định đề nghị xây dựng luật trước khi trình Chính phủ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật.
Nội dung thẩm định đề nghị xây dựng luật do Chính phủ trình tập trung vào các vấn đề nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 39 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình
...
3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh;
b) Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
d) Tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
e) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
...
Theo đó, nội dung thẩm định đề nghị xây dựng luật tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh;
- Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
- Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
- Tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?