Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có vụ việc nghiêm trọng trong phạm vi cả nước?
Kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được xây dựng như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn
1. Các cơ quan, tổ chức và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn; định kỳ hàng năm, từng thời kỳ có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn hướng dẫn cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn thuộc lĩnh vực được phân công.
Theo đó, kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được xây dựng như sau:
- Các cơ quan, tổ chức và địa phương chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn; định kỳ hàng năm, từng thời kỳ có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn hướng dẫn cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn thuộc lĩnh vực được phân công.
Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Hình từ Internet)
Khi có cảnh cáo xảy ra sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thì cần phải làm gì?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Khi có dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ hoặc xảy ra sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; người đứng đầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
2. Khi sự cố xảy ra, căn cứ mức độ sự cố, vụ việc cần thiết phải thành lập ngay sở chỉ huy hiện trường với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ làm việc 24/24 giờ; hệ thống thông tin chỉ huy hiện trường và kết nối về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp, với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo.
a) Cơ quan quân sự tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với các tình huống sự cố, thiên tai quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
b) Cơ quan phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với tình huống sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
3. Chỉ đạo việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước, kiểm tra các công trình, phương tiện và lực lượng có thể huy động sử dụng ứng phó khi cần thiết; điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả xảy ra. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 10 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và quy định tại các Điều 14, 15 của Nghị định này.
Theo đó, khi có cảnh cáo xảy ra sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn người đứng đầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
Khi sự cố xảy ra, căn cứ mức độ sự cố, vụ việc cần thiết phải thành lập ngay sở chỉ huy hiện trường với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ làm việc 24/24 giờ; hệ thống thông tin chỉ huy hiện trường và kết nối về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp, với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo.
Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có vụ việc nghiêm trọng trong phạm vi cả nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định cơ chế chỉ đạo chỉ huy điều hành ứng phó sự cố thiên tai như sau:
Cơ chế chỉ đạo, chỉ huy điều hành
1. Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có vụ việc nghiêm trọng trong phạm vi cả nước.
...
Như vậy, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có vụ việc nghiêm trọng trong phạm vi cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?