Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành danh mục hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt theo quy định pháp luật?
Nhà nước chi phối hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng như thế nào?
Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định tại Điều 11 Luật Viễn thông 2023 như sau:
Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Nhà nước duy trì phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước để bảo đảm chi phối hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
...
Theo quy định trên, nhà nước duy trì phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước để bảo đảm chi phối hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với:
- Toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia;
- Tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội;
- Có ý nghĩa quan trọng đối với quốc phòng và an ninh.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành danh mục hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt?
Cơ quan có thẩm quyền ban hành danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Viễn thông 2023 như sau:
Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
...
2. Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ phần vốn góp hoặc cổ phần tối đa mà một tổ chức, cá nhân được quyền nắm giữ trong 02 hoặc nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.
Theo đó, thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt như đã nêu ở trên.
Lưu ý:
Hình thức kinh doanh viễn thông được quy định tại Điều 10 Luật Viễn thông 2023 như sau:
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi;
- Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư sản xuất, trao đổi, mua, bán, cho thuê hàng hóa viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải tuân theo quy định tại Điều 42 Luật Viễn thông 2023 và Điều 55 Luật Viễn thông 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp để được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông phải đáp ứng điều kiện gì?
Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 36 Luật Viễn thông 2023 để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, cụ thể như sau:
(1) Giấy phép viễn thông quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Viễn thông 2023 được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Có vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
- Không đang trong quá trình giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định của Luật này về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Bảo đảm cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần, kênh tần số vô tuyến điện được cấp theo hình thức đấu giá, thi tuyển hoặc đối với băng tần được cấp lại;
- Trúng đấu giá, trúng thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc đủ điều kiện được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần.
(2) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Viễn thông 2023 được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 36 Luật Viễn thông 2023;
- Điều kiện về triển khai mạng viễn thông theo quy định của Chính phủ.
(3) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 Luật Viễn thông 2023 được cấp cho doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 36 Luật Viễn thông 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời gian xác nhận tham dự cuộc họp được quy định như thế nào?
- Tàu bay vi phạm phép bay là gì? Tàu bay vi phạm phép bay thì bị tàu bay của Quân đội nhân dân Việt Nam bay kèm đúng không?
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Lịch sử truyền thống đảng bộ huyện Chư Pưh tỉnh Gia Lai tuần 2 mới nhất? Giải nhất Cuộc thi là bao nhiêu?
- Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
- Không sử dụng đất trồng cây hằng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị phạt bao nhiêu tiền?