Cơ quan nào bầu ra Ban Thường vụ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ là gì?
- Cơ quan nào bầu ra Ban Thường vụ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam?
- Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Thường vụ Trung ương Hội được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào được thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam diều hành và giải quyết mọi công việc của Hội giữa hai kỳ họp?
Cơ quan nào bầu ra Ban Thường vụ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam?
Ban Thường vụ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 11 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Hội
1. Lãnh đạo toàn Hội thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, tham mưu với Đảng và Nhà nước lãnh đạo, quản lý công tác nhân đạo và hoạt động của Hội; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhân đạo.
2. Đánh giá kết quả công tác hàng năm và quyết định Chương trình công tác năm tới của toàn Hội.
3. Bầu Ban Thường vụ Trung ương Hội; bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội.
4. Bầu Ban Kiểm tra Trung ương Hội và kiện toàn trong trường hợp khuyết Trưởng ban, Phó trưởng ban hay ủy viên Ban Kiểm tra.
5. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội.
6. Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế làm việc của Ban chấp hành, họp định kỳ ít nhất 01 lần trong năm. Nếu quá 2/3 (hai Phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành đề nghị thì Ban Thường vụ triệu tập hội nghị Ban Chấp hành bất thường. Các cuộc họp của Ban Chấp hành hợp lệ khi có trên 2/3 (hai Phần ba) số Ủy viên Ban Chấp hành tham dự. Quyết định, Nghị quyết của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 2/3 (hai Phần ba) số Ủy viên Ban Chấp hành tham dự biểu quyết tán thành. Trong trường hợp ý kiến tán thành và không tán thành bằng nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Căn cứ quy định trên thì Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bầu ra Ban Thường vụ Trung ương Hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Thường vụ Trung ương Hội được quy định như thế nào?
Theo Điều 12 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ban Thường vụ Trung ương Hội như sau:
- Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Hội lãnh đạo mọi mặt công tác của Hội giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành.
- Quyết định các chủ trương, biện pháp và tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Hội.
- Quy định việc đóng và sử dụng hội phí.
- Tổng kết mô hình, chuyên đề và các hoạt động của Hội.
- Quy định công tác Thi đua - Khen thưởng của Hội.
- Ban Thường vụ Trung ương Hội họp định kỳ ít nhất 6 tháng một lần; có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch hoặc của trên 2/3 (hai Phần ba) số ủy viên Ban Thường vụ. Các cuộc họp, hội nghị của Ban Thường vụ hợp lệ khi có trên 2/3 (hai Phần ba) số ủy viên Ban Thường vụ tham dự.
+ Quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 2/3 (hai Phần ba) số ủy viên Ban Thường vụ tham dự biểu quyết tán thành. Trong trường hợp ý kiến tán thành và không tán thành bằng nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
- Khi khuyết ủy viên Ban Thường vụ thì được bầu bổ sung nhưng không được quá 1/3 (một Phần ba) số ủy viên do Đại hội quyết định.
Cơ quan nào được thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam diều hành và giải quyết mọi công việc của Hội giữa hai kỳ họp?
Theo Điều 13 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Trung ương Hội
1. Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội chỉ đạo, Điều hành, giải quyết mọi công việc của Hội giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ và báo cáo kết quả công việc với Ban Thường vụ trong kỳ họp gần nhất.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chủ trương công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội.
3. Quyết định các biện pháp để kịp thời vận động, trợ giúp đồng bào trong nước và nhân dân các nước khác khi thiên tai, thảm họa xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Chỉ đạo tiếp nhận, quản lý, phân phối và sử dụng nguồn cứu trợ, viện trợ.
5. Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định hiện vật khen thưởng và quyết định các hình thức khen thưởng của Hội.
6. Giữ mối liên hệ và đại diện cho Hội trong các quan hệ đối nội và đối ngoại.
7. Lãnh đạo, quản lý, Điều hành cơ quan Trung ương Hội; xây dựng cơ quan Trung ương Hội vững mạnh.
8. Tùy theo nhu cầu, Thường trực Trung ương Hội lập các ban, đơn vị và trung tâm trực thuộc.
Căn cứ quy định trên thì Thường trực Trung ương Hội là cơ quan được thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam diều hành và giải quyết mọi công việc của Hội giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ và báo cáo kết quả công việc với Ban Thường vụ trong kỳ họp gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?