Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam là gì? Cơ quan lãnh đạo cao nhất có nhiệm vụ gì?
Cơ cấu tổ chức của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 13 Điều lệ Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2015 quy định như sau:
Cơ cấu, tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng và các ban chuyên môn.
6. Chi hội và tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội được thành lập theo quy định của pháp luật.
7. Hội có lĩnh vực hoạt động chính về hỗ trợ, khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam ở các địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật, tán thành Điều lệ Hội tự nguyện xin gia nhập Hội đều được xét kết nạp hội viên tổ chức của Hội.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam theo quy định bao gồm:
- Đại hội.
- Ban Chấp hành.
- Ban Thường vụ.
- Ban Kiểm tra.
- Văn phòng và các ban chuyên môn.
- Chi hội và tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội được thành lập theo quy định của pháp luật.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam là gì?
Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 14 Điều lệ Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2015 quy định như sau:
Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt. Thành phần, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban chấp hành Hội quy định.
...
Theo đó, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường.
- Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 (năm) năm một lần.
- Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt. Thành phần, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban chấp hành Hội quy định.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 3 Điều 14 Điều lệ Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2015 quy định như sau:
Đại hội
...
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung; đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo tài chính của Hội;
d) Quyết định số lượng thành viên, bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
đ) Biểu dương khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Hội và các nội dung khác;
e) Thông qua nghị quyết Đại hội.
4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Căn cứ trên quy định cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam có nhiệm vụ:
- Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
- Thảo luận và thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung; đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
- Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo tài chính của Hội;
- Quyết định số lượng thành viên, bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
- Biểu dương khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Hội và các nội dung khác;
- Thông qua nghị quyết Đại hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?