Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Khuyến học Việt Nam là cơ quan nào? Cơ quan lãnh đạo cao nhất có nhiệm vụ gì?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Khuyến học Việt Nam là cơ quan nào?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Khuyến học Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Khuyến học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 275/QĐ-BNV năm 2022 như sau:
Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu dự Đại hội gồm ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm là đại biểu đương nhiên, đại biểu bầu của Đại hội các Hội Khuyến học tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại biểu chỉ định (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Khuyến học Việt Nam là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường.
Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 (năm) năm một lần.
Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức đề nghị.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Khuyến học Việt Nam là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường của Hội Khuyến học Việt Nam được tổ chức dưới hình thức nào?
Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường được quy định tại khoản 2 Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Khuyến học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 275/QĐ-BNV năm 2022 như sau:
Đại hội
...
2. Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu dự Đại hội gồm ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm là đại biểu đương nhiên, đại biểu bầu của Đại hội các Hội Khuyến học tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại biểu chỉ định (nếu có).
4. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ (nếu có sửa đổi, bổ sung);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo Kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo Tài chính của Hội;
d) Bầu Ban Chấp hành;
đ) Bầu Ban Kiểm tra;
e) Thông qua Nghị quyết Đại hội.
...
Như vậy, theo quy định, cơ quan lãnh đạo cao nhất (Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường) của Hội Khuyến học Việt Nam được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu.
Đại hội được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Đại hội được quy định tại khoản 4 Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Khuyến học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 275/QĐ-BNV năm 2022 như sau:
Đại hội
...
3. Số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu dự Đại hội gồm ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm là đại biểu đương nhiên, đại biểu bầu của Đại hội các Hội Khuyến học tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại biểu chỉ định (nếu có).
4. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ (nếu có sửa đổi, bổ sung);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo Kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo Tài chính của Hội;
d) Bầu Ban Chấp hành;
đ) Bầu Ban Kiểm tra;
e) Thông qua Nghị quyết Đại hội.
5. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức hoặc hội viên chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành, trừ quy định tại Điều 25 của Điều lệ này.
Như vậy, theo quy định, Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
(2) Thảo luận và thông qua Điều lệ (nếu có sửa đổi, bổ sung);
(3) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo Kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo Tài chính của Hội;
(4) Bầu Ban Chấp hành;
(5) Bầu Ban Kiểm tra;
(6) Thông qua Nghị quyết Đại hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?