Cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp nhưng không có điều kiện nuôi dưỡng thì giải quyết như thế nào?
Cơ quan nào tiếp nhận động vật rừng do cá nhân tự nguyện giao cho nhà nước?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT, có quy định về cơ quan, đơn vị tiếp nhận như sau:
Cơ quan, đơn vị tiếp nhận
1. Vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp.
2. Cơ sở cứu hộ động vật rừng do Nhà nước quản lý, vườn động vật do Nhà nước quản lý, ban quản lý rừng đặc dụng không trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp có cơ sở cứu hộ động vật.
3. Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan tiếp nhận động vật rừng do cá nhân tự nguyện giao cho nhà nước gồm:
- Vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp.
- Cơ sở cứu hộ động vật rừng do Nhà nước quản lý, vườn động vật do Nhà nước quản lý, ban quản lý rừng đặc dụng không trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp có cơ sở cứu hộ động vật.
- Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.
Động vật rừng (Hình từ Internet)
Cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp nhưng không có điều kiện nuôi dưỡng thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT, có quy định về nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng tự nguyện giao nộp như sau:
Nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng tự nguyện giao nộp
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo quản động vật rừng tự nguyện giao nộp trong thời gian thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước.
2. Trường hợp cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận không có điều kiện nuôi dưỡng, bảo quản thì chuyển giao động vật rừng tự nguyện giao nộp cho cơ sở có điều kiện để nuôi dưỡng, bảo quản. Việc chuyển giao phải lập biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp nhưng không có điều kiện nuôi dưỡng thì chuyển giao động vật rừng tự nguyện giao nộp cho cơ sở có điều kiện để nuôi dưỡng, bảo quản.
Việc chuyển giao phải lập biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT.
Cơ quan tiếp nhận động vật rừng do cá nhân tự nguyện giao cho nhà nước có những trách nhiệm nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 29/2019/TT-BNNPTNT, có quy định về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận
1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận lập biên bản giao nhận động vật rừng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp vườn quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước: Đơn vị tiếp nhận thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Trường hợp cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm: Ngay sau khi tiếp nhận thông báo bằng văn bản, kèm theo biên bản giao nhận cho cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh để thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Trường hợp cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước thuộc loài thông thường: Cơ quan, đơn vị tiếp nhận thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
5. Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này.
Như vậy, cơ quan tiếp nhận động vật rừng do cá nhân tự nguyện giao cho nhà nước có những trách nhiệm sau:
- Cơ quan, đơn vị tiếp nhận lập biên bản giao nhận động vật rừng;
- Trường hợp vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước:
+ Đơn vị tiếp nhận thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Trường hợp cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm:
+ Ngay sau khi tiếp nhận thông báo bằng văn bản, kèm theo biên bản giao nhận cho cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh để thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Trường hợp cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư này tiếp nhận động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước thuộc loài thông thường:
+ Cơ quan, đơn vị tiếp nhận thực hiện các thủ tục về xác lập quyền sở hữu toàn dân, lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản là động vật rừng tự nguyện giao nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Xử lý động vật rừng sau tiếp nhận theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Chương III Thông tư này.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/NHN/dong-vat-rung-thuoc-doi-tuong-nao-se-bi-tieu-huy.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/TrucLinh/220817/San-bat-dong-vat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/20032024/dong-vat-bi-dich-benh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTT/thao-cam-vien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TS/05-08/dong-vat-rung-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TV/231202/tha-lai-dong-vat-rung-ve-moi-truong-tu-nhien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/dong-vat-nguy-cap-pa.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/dong-vat-nguy-cap-pa-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TL/221005/dong-vat-rung.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/23-10-4.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TV/230923/dong-vat-rung-thong-thuong.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Mẫu số 1C mẫu hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT? Tải về mẫu số 1C?
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?
- Mẫu đơn đề nghị sáp nhập hội mới nhất? Hướng dẫn làm đơn đề nghị sáp nhập hội như thế nào?
- Thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Quyết định 3278 như thế nào?