Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Tại sao nói Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?
Cơ quan hành chính nhà nước là gì?
Hiện nay, tại Luật Tổ chức chính phủ 2015 cũng như trong các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan không có quy định nào định nghĩa cụ thể "Cơ quan hành chính nhà nước là gì".
Ở Việt Nam, cơ quan hành chính nhà nước được hình thành từ các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Đây là một bộ phận của bộ máy Nhà nước với vai trò thực hiện chức năng quản lý hành chính dựa theo pháp luật hiện hành.
Cơ quan hành chính nhà nước được hiểu là cơ quan tiến hành quản lý chung hay từng lĩnh vực công tác, có nhiệm vụ thực thi pháp luật và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, kế hoạch của nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tại sao nói Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?
Tại Điều 94 Hiến pháp 2013 quy định về cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Điều 94.
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Bên cạnh đó, theo Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ 2015 quy định về vị trí, chức năng của Chính phủ như sau:
Vị trí, chức năng của Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Như vậy, theo quy định hiện hành Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan hành chính nhà nước là gì? Tại sao nói Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất? (Hình từ Internet)
Chính phủ tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc thế nào?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ được quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức chính phủ 2015 như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
- Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
- Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Bên cạnh đó, 27 nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định cụ thể tại Chương II Luật Tổ chức chính phủ 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) bao gồm:
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong hoạch định chính sách và trình dự án luật, pháp lệnh;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý và phát triển kinh tế;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý khoa học và công nghệ;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong giáo dục và đào tạo;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý văn hóa, thể thao và du lịch;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý thông tin và truyền thông;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong thực hiện các chính sách xã hội;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác dân tộc;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác tín ngưỡng, tôn giáo;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về quốc phòng;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về cơ yếu;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong đối ngoại và hội nhập quốc tế;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua, khen thưởng;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với chính quyền địa phương;
- Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;
- Trách nhiệm của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?