Cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế có trách nhiệm gì trong việc phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu?
- Cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế có trách nhiệm gì trong việc phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu?
- Tiêu chí đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu do đơn vị nào xây dựng?
- Cơ quan Hải quan có trách nhiệm gì trong việc phối hợp thẩm định, đánh giá, công nhận doanh nghiệp ưu tiên?
Cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế có trách nhiệm gì trong việc phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về phối hợp đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu như sau:
Phối hợp đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu
1. Phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
a) Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo các quy định về quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế.
b) Nội dung tiêu chí bao gồm các chỉ số rủi ro trong lĩnh vực hải quan và lĩnh vực thuế đảm bảo việc đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp rủi ro phù hợp với thông tin thực tế của từng bên và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
c) Trách nhiệm phối hợp giữa hai cơ quan:
cl) Cơ quan Hải quan khi xây dựng tiêu chí phải đảm bảo các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và có trách nhiệm lấy ý kiến tham gia của cơ quan Thuế;
c2) Cơ quan Thuế khi xây dựng tiêu chí phải đảm bảo các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và có trách nhiệm lấy ý kiến tham gia của cơ quan Hải quan;
c3) Cơ quan Hải quan hoặc cơ quan Thuế khi được lấy ý kiến có trách nhiệm phối hợp, tham gia và cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực quản lý được phân công.
...
Như vậy, trong việc phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì Cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế có các trách nhiệm sau:
(1) Cơ quan Hải quan khi xây dựng tiêu chí phải đảm bảo các nội dung tiêu chí bao gồm các chỉ số rủi ro trong lĩnh vực hải quan và lĩnh vực thuế đảm bảo việc đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp rủi ro phù hợp với thông tin thực tế của từng bên và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
Đồng thời, có trách nhiệm lấy ý kiến tham gia của cơ quan Thuế;
(2) Cơ quan Thuế khi xây dựng tiêu chí phải đảm bảo các nội dung tiêu chí bao gồm các chỉ số rủi ro trong lĩnh vực hải quan và lĩnh vực thuế đảm bảo việc đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp rủi ro phù hợp với thông tin thực tế của từng bên và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
Đồng thời, có trách nhiệm lấy ý kiến tham gia của cơ quan Hải quan;
(3) Cơ quan Hải quan hoặc cơ quan Thuế khi được lấy ý kiến có trách nhiệm phối hợp, tham gia và cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực quản lý được phân công.
Cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế có trách nhiệm gì trong việc phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Tiêu chí đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu do đơn vị nào xây dựng?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về phối hợp đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu như sau:
Phối hợp đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu
1. Phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
a) Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo các quy định về quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế.
b) Nội dung tiêu chí bao gồm các chỉ số rủi ro trong lĩnh vực hải quan và lĩnh vực thuế đảm bảo việc đánh giá tuân thủ và xếp hạng doanh nghiệp rủi ro phù hợp với thông tin thực tế của từng bên và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
c) Trách nhiệm phối hợp giữa hai cơ quan:
cl) Cơ quan Hải quan khi xây dựng tiêu chí phải đảm bảo các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và có trách nhiệm lấy ý kiến tham gia của cơ quan Thuế;
...
Như vậy, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế có trách nhiệm phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá tuân thủ và tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo các quy định về quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế.
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm gì trong việc phối hợp thẩm định, đánh giá, công nhận doanh nghiệp ưu tiên?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về phối hợp thẩm định, đánh giá, công nhận doanh nghiệp ưu tiên như sau:
Phối hợp thẩm định, đánh giá, công nhận doanh nghiệp ưu tiên
1. Cơ quan Hải quan chủ trì, phối hợp với cơ quan Thuế trong việc lập hồ sơ, thẩm định, đánh giá và công nhận doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan Thuế có trách nhiệm phối hợp thẩm định, cung cấp thông tin đánh giá doanh nghiệp ưu tiên tại khoản 1 Điều này theo đề nghị của cơ quan Hải quan đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Cơ quan Thuế công nhận và áp dụng chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp ưu tiên trong quản lý thuế.
Như vậy, Cơ quan Hải quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan Thuế trong việc lập hồ sơ, thẩm định, đánh giá và công nhận doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?