Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gì khi tài sản công bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn?
- Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định xử lý tài sản công nào của Kiểm toán nhà nước trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại?
- Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm gì khi tài sản công bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn?
- Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm những nội dung gì?
Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định xử lý tài sản công nào của Kiểm toán nhà nước trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Thẩm quyền quyết định bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công (không phải là trụ sở làm việc) và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
a) Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trở lên;
b) Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng quyết định bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị
hủy hoại có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
c) Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng các Kiểm toán nhà nước khu vực, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp quyết định bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/01đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý.
...
Như vậy, Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định xử lý tài sản công của Kiểm toán nhà nước trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trở lên.
Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền quyết định xử lý tài sản công nào của Kiểm toán nhà nước trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại? (Hình từ Internet)
Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm gì khi tài sản công bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
2. Nội dung, trình tự, thủ tục bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
...
d) Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
- Trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại được xử lý theo Điều 47 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc nguyên nhân khác, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm:
a) Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Thực hiện ghi giảm tài sản và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trường hợp tài sản bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc giao tài sản được bồi thường bằng hiện vật hoặc sử dụng số tiền bồi thường để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản thay thế được thực hiện theo quy định tại các điều 28, 29, 30 và 31 của Luật này.
Như vậy, trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn thì cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước có các trách nhiệm sau đây:
(1) Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;
(2) Thực hiện ghi giảm tài sản và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
2. Nội dung, trình tự, thủ tục bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công và xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
...
d) Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
- Trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại được xử lý theo Điều 47 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản công bị mất, bị hủy hoại, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản có trách nhiệm xác định nguyên nhân, trách nhiệm để xảy ra việc tài sản công bị mất, bị hủy hoại, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm:
a) Văn bản đề nghị xử lý tài sản công bị mất, bị hủy hoại của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công: 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị xử lý tài sản công bị mất, bị hủy hoại của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do bị mất, bị hủy hoại): 01 bản chính;
d) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại (nếu có): 01 bản sao.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm:
(1) Văn bản đề nghị xử lý tài sản công bị mất, bị hủy hoại của cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công: 01 bản chính;
(2) Văn bản đề nghị xử lý tài sản công bị mất, bị hủy hoại của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
(3) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do bị mất, bị hủy hoại): 01 bản chính;
(4) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?