Cơ quan điều tra VKS nhân dân tối cao có quyền ra quyết định truy nã đối với bị can bỏ trốn hay không?
Ra quyết định truy nã đối với bị can bỏ trốn khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC về ra quyết định truy nã như sau:
Ra quyết định truy nã
1. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
b) Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
...
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Đối tượng bị truy nã
1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Như vậy, cơ quan điều tra có thẩm quyền có quyền ra quyết định truy nã đối với bị can bỏ trốn khi đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả và đã xác định được chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền ra quyết định truy nã đối với bị can bỏ trốn hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền ra quyết định truy nã đối với bị can bỏ trốn hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC về ra quyết định truy nã như sau:
Ra quyết định truy nã
...
2. Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Theo đó, Cơ quan điều tra là cơ quan có quyền ra quyết định truy nã khi đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được.
Trường hợp chưa có lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam thì cơ quan điều tra có quyền ra quyết định truy nã ngay.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:
Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Như vậy, cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền ra quyết định truy nã đối với bị can bỏ trốn khi đáp ứng được các điều kiện đã nêu.
Vụ án có nhiều bị can mà một bị can bỏ trốn thì có được tách vụ án ra xét xử hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC về truy nã trong giai đoạn truy tố như sau:
Truy nã trong giai đoạn truy tố
1. Trong giai đoạn truy tố nếu xác định có bị can bỏ trốn thì Viện kiểm sát đang thụ lý hồ sơ có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra đã thụ lý vụ án ra quyết định truy nã bị can.
2. Nếu hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự mà việc truy nã đối với bị can chưa có kết quả thì Cơ quan ra lệnh truy nã phải thông báo kết quả truy nã cho Viện kiểm sát đang thụ lý vụ án biết để có căn cứ giải quyết theo thẩm quyền. Nếu vẫn chưa bắt được bị can bị truy nã thì vụ án được giải quyết như sau:
a) Trường hợp bị can bỏ trốn không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án thì Viện kiểm sát tách vụ án và ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can bỏ trốn, các bị can khác trong vụ án vẫn tiến hành truy tố theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp bị can bỏ trốn mà ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án thì Viện kiểm sát phải tạm đình chỉ toàn bộ vụ án.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Thời hạn quyết định việc truy tố
1. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
a) Truy tố bị can trước Tòa án;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...
Như vậy, trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà một bị can bỏ trốn, nếu hết thời hạn truy tố nêu trên mà vẫn chưa bắt được bị can bỏ trốn nhưng không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án thì Viện kiểm sát tách vụ án và ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can bỏ trốn, các bị can khác trong vụ án vẫn tiến hành truy tố theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?