Cơ quan đầu mối quốc gia về thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an?
- Cơ quan đầu mối quốc gia về thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an?
- Cơ quan đầu mối quốc gia phải phối hợp với cơ quan nào để xử lý tài sản liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt?
- Việc trao đổi thông tin qua đường dây nóng, trang thông tin điện tử do Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện đình kỳ bao nhiêu lâu một lần?
Cơ quan đầu mối quốc gia về thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam và Đơn vị đầu mối về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
1. Bộ Quốc phòng là Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam về thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (sau đây gọi tắt là Cơ quan đầu mối quốc gia).
2. Bộ Tư lệnh Hóa học thuộc Bộ Quốc phòng là Cơ quan thường trực của Cơ quan đầu mối quốc gia; đại diện cho Cơ quan đầu mối quốc gia giải quyết các công việc liên quan đến công tác phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này và pháp luật có liên quan; tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện trách nhiệm của Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 29 của Nghị định này.
3. Các bộ trừ Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (sau đây gọi tắt là Đơn vị đầu mối), Công an cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Đơn vị đầu mối cấp tỉnh.
Theo đó, Bộ Quốc phòng là Cơ quan đầu mối quốc gia Việt Nam về thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Vũ khí hủy diệt hàng loạt (Hình từ Internet)
Cơ quan đầu mối quốc gia phải phối hợp với cơ quan nào để xử lý tài sản liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ của Cơ quan đầu mối quốc gia
...
3. Tiếp nhận thông tin nghi ngờ liên quan đến hoạt động phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt từ các quốc gia, tổ chức quốc tế và bộ, ngành, địa phương báo cáo; phối hợp với Đơn vị đầu mối liên quan xác minh làm rõ và đề xuất phương án xử lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan hoặc nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn Đơn vị đầu mối xử lý tài sản có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau:
a) Trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp trong trường hợp tài sản đó bị người khác chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép vào hoạt động phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
b) Chi phí, sử dụng cho các khoản chi thiết yếu phục vụ sinh hoạt của cá nhân có tiên, tài sản bị tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, tạm giữ, xử lý và chi phí cho các nghĩa vụ hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân có tài sản bị tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, tạm giữ, xử lý;
c) Giải tỏa, trả lại nếu tổ chức, cá nhân được đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định hoặc do bị xác định sai là tổ chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định.
Như vậy, cơ quan đầu mối quốc gia phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn Đơn vị đầu mối xử lý tài sản có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Việc trao đổi thông tin qua đường dây nóng, trang thông tin điện tử do Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện đình kỳ bao nhiêu lâu một lần?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phối hợp giữa Cơ quan đầu mối quốc gia với Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền quốc gia và Đơn vị đầu mối trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
...
5. Việc trao đổi thông tin phải đảm bảo kịp thời, chính xác, cụ thể qua đường dây nóng, trang thông tin điện tử hoặc bằng văn bản do Cơ quan đầu mối quốc gia, Đơn vị đầu mối và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện theo định kỳ 06 tháng, 01 năm hoặc đột xuất.
Theo đó, việc trao đổi thông tin qua đường dây nóng, trang thông tin điện tử do Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện đình kỳ định kỳ 06 tháng, 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?