Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm phát hiện tài liệu trong hồ sơ sau khi đăng ký là giả mạo thì xử lý như nào?
- Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm phát hiện tài liệu trong hồ sơ sau khi đăng ký là giả mạo thì xử lý như nào?
- Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm thực hiện hủy đăng ký do phát hiện tài liệu trong hồ sơ sau khi đăng ký là giả mạo như nào?
- Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm hủy đăng ký một phần thì phần nội dung khác còn hiệu lực hay không?
Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm phát hiện tài liệu trong hồ sơ sau khi đăng ký là giả mạo thì xử lý như nào?
Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm phát hiện tài liệu trong hồ sơ sau khi đăng ký là giả mạo thì xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hủy đăng ký
1. Việc hủy đăng ký được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký mà cơ quan đăng ký nhận được bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật có quyết định về việc đăng ký phải bị hủy toàn bộ hoặc một phần;
b) Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký mà cơ quan đăng ký phát hiện thuộc trường hợp từ chối đăng ký quy định tại điểm a hoặc điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định này. Trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì cơ quan đăng ký thực hiện việc hủy đối với toàn bộ nội dung đã được đăng ký;
c) Xử lý đăng ký trùng lặp quy định tại Điều 49 Nghị định này.
...
Dẫn chiếu đến điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về việc từ chối đăng ký, nội dung như sau: "Cơ quan đăng ký tự phát hiện tài liệu, chữ ký, con dấu trong hồ sơ đăng ký là giả mạo tài liệu, chữ ký, con dấu của mình hoặc nhận được thông tin kèm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về xác định tài liệu, chữ ký, con dấu trong hồ sơ đăng ký là giả mạo;"
Theo quy định trên, nếu cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm phát hiện tài liệu trong hồ sơ sau khi đăng ký là giả mạo thì cơ quan đăng ký thực hiện thủ tục hủy đăng ký.
Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm phát hiện tài liệu trong hồ sơ sau khi đăng ký là giả mạo thì xử lý như nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm thực hiện hủy đăng ký do phát hiện tài liệu trong hồ sơ sau khi đăng ký là giả mạo như nào?
Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm thực hiện hủy đăng ký do phát hiện tài liệu trong hồ sơ sau khi đăng ký là giả mạo theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hủy đăng ký
...
2. Ngay trong ngày làm việc có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký thực hiện:
a) Ghi, cập nhật nội dung hủy đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu;
b) Thông báo bằng văn bản về việc hủy đăng ký theo Mẫu số 07a, Mẫu số 07d, Mẫu số 10b hoặc Mẫu số 10c tại Phụ lục cho Tòa án quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người khác đang giữ Giấy chứng nhận (nếu có). Văn bản thông báo phải nêu rõ căn cứ hủy đăng ký và việc không công nhận kết quả đăng ký trên văn bản chứng nhận đăng ký đã cấp (nếu có) hoặc trên Phiếu yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký.
Trường hợp hủy đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai thì văn bản thông báo phải thể hiện nội dung yêu cầu người đang giữ Giấy chứng nhận nộp lại giấy này để Văn phòng đăng ký đất đai ghi trên Giấy chứng nhận nội dung đăng ký đã bị hủy. Trường hợp Giấy chứng nhận không được nộp lại thì việc hủy đăng ký vẫn có hiệu lực.
...
Như vậy, cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm thực hiện hủy đăng ký do phát hiện tài liệu trong hồ sơ sau khi đăng ký như sau:
- Ghi, cập nhật nội dung hủy đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu.
- Thông báo bằng văn bản về việc hủy đăng ký cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người khác đang giữ Giấy chứng nhận (nếu có).
- Trường hợp hủy đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai thì văn bản thông báo phải thể hiện nội dung yêu cầu người đang giữ Giấy chứng nhận nộp lại giấy này để Văn phòng đăng ký đất đai ghi trên Giấy chứng nhận nội dung đăng ký đã bị hủy.
Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm hủy đăng ký một phần thì phần nội dung khác còn hiệu lực hay không?
Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm hủy đăng ký một phần thì phần nội dung khác còn hiệu lực hay không phải căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hiệu lực của đăng ký
1. Hiệu lực của đăng ký được xác định như sau:
...
e) Trường hợp hủy đăng ký thì việc đăng ký không có hiệu lực. Trường hợp một phần nội dung đã được đăng ký bị hủy thì không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký đối với phần nội dung khác đã được đăng ký.
Trường hợp việc đăng ký đã bị hủy nhưng sau đó được khôi phục theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này thì thời điểm có hiệu lực và thời hạn có hiệu lực của đăng ký trước khi bị hủy không thay đổi hoặc không chấm dứt.
...
Như vậy, cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm hủy đăng ký một phần thì phần nội dung khác vẫn còn hiệu lực.
Bởi vì trong trường hợp một phần nội dung đã được đăng ký bị hủy thì không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký đối với phần nội dung khác đã được đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?