Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do ai thành lập và quản lý? Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thuộc đối tượng giám sát của Quốc hội không?
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do ai thành lập và quản lý?
Căn cứ vào Điều 13 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Thành lập, tạm đình chỉ, chấm dứt hoạt động
1. Cơ quan đại diện được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
2. Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện.
3. Sau khi Chính phủ quyết định, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện và hoàn thành thủ tục đối ngoại cần thiết.
Như vậy, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do ai thành lập và quản lý?
(Hình từ Internet)
Biên chế của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 14 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Tổ chức bộ máy và biên chế
1. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan hữu quan xây dựng đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án.
2. Biên chế của cơ quan đại diện bao gồm cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao và căn cứ vào yêu cầu công tác, có cán bộ, công chức, viên chức của một số cơ quan hữu quan làm việc theo chế độ biệt phái phù hợp với quy định của pháp luật (sau đây gọi là cán bộ biệt phái).
3. Trên cơ sở đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, sau khi trao đổi thống nhất với các cơ quan hữu quan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định cụ thể về cơ cấu tổ chức và nhân sự của từng cơ quan đại diện để phụ trách các lĩnh vực sau đây:
a) Chính trị;
b) Quốc phòng - an ninh;
c) Kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học - công nghệ;
d) Văn hóa, thông tin, báo chí và giáo dục - đào tạo;
đ) Lãnh sự và công tác cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;
e) Hành chính, lễ tân, quản trị.
Như vậy, biên chế của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bao gồm cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao và căn cứ vào yêu cầu công tác, có cán bộ, công chức, viên chức của một số cơ quan hữu quan làm việc theo chế độ biệt phái phù hợp với quy định của pháp luật (sau đây gọi là cán bộ biệt phái).
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thuộc đối tượng giám sát của Quốc hội không?
Căn cứ vào Điều 3 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện
1. Thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.
2. Chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quản lý trực tiếp của Bộ Ngoại giao và sự giám sát của Quốc hội.
3. Hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia nơi đặt trụ sở của cơ quan đại diện.
4. Tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
Như vậy, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoạt động theo các nguyên tắc nêu trên.
Trong đó, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài Chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quản lý trực tiếp của Bộ Ngoại giao và sự giám sát của Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?