Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là cơ quan nào?
- Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là cơ quan nào?
- Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ có được quyền đề nghị bổ sung kinh phí phục vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế không?
Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là cơ quan nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức hoặc cá nhân đáp ứng các tiêu chí về nhà đầu tư nước ngoài theo hiệp định đầu tư liên quan mà Việt Nam là thành viên.
3. Cơ quan chủ trì là cơ quan được xác định theo Điều 5 của Quy chế này.
4. Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ là Bộ Tư pháp.
5. Biện pháp bị kiện là việc làm, quyết định hoặc biện pháp của cơ quan nhà nước mà nhà đầu tư nước ngoài cho rằng vi phạm hiệp định đầu tư, hợp đồng, thỏa thuận.
...
Như vậy, theo quy định, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là Bộ Tư pháp.
Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 7 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ
1. Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
2. Xây dựng, cập nhập danh sách các chuyên gia pháp lý có thể làm trọng tài viên và danh sách tổ chức hành nghề luật sư có thể làm luật sư cho cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
3. Đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ của các bộ, ngành, địa phương về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
4. Phối hợp, hỗ trợ cơ quan chủ trì khi được yêu cầu đối với các công việc sau đây:
a) Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;
b) Thuê luật sư, chỉ định trọng tài viên;
c) Xây dựng, thực hiện chiến lược, lộ trình, các bước giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể;
d) Tham gia phiên xét xử vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;
đ) Cử đại diện tham gia Tổ công tác liên ngành;
e) Thực hiện phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.
Như vậy, theo quy định, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
(2) Xây dựng, cập nhập danh sách các chuyên gia pháp lý có thể làm trọng tài viên và danh sách tổ chức hành nghề luật sư có thể làm luật sư cho cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
(3) Đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ của các bộ, ngành, địa phương về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
(4) Phối hợp, hỗ trợ cơ quan chủ trì khi được yêu cầu đối với các công việc sau đây:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;
- Thuê luật sư, chỉ định trọng tài viên;
- Xây dựng, thực hiện chiến lược, lộ trình, các bước giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể;
- Tham gia phiên xét xử vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế;
- Cử đại diện tham gia Tổ công tác liên ngành;
- Thực hiện phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.
Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ có được quyền đề nghị bổ sung kinh phí phục vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế không?
Căn cứ khoản 4 Điều 29 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg Kinh phí tham gia của các cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Kinh phí tham gia của các cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
...
3. Chi phí làm đêm, làm thêm giờ cho cán bộ thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách về giải quyết tranh chấp và các chi phí khác nhằm tăng cường hiệu quả cho hoạt động giải quyết tranh chấp gồm chi phí cho việc tra cứu dữ liệu pháp luật quốc tế và trong nước, chi phí nâng cao năng lực hàng năm được cấp trên cơ sở đề xuất của cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
4. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung kinh phí phục vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo đề nghị của cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ.
Như vậy, theo quy định, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ được quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung kinh phí phục vụ việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?