Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ bao gồm những cơ quan nào? Hồ sơ quản lý nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng mới gồm những nội dung gì?
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ bao gồm những cơ quan nào?
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ được quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-BXD như sau:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ được quy định cụ thể như sau:
1. Bộ Xây dựng là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ của Chính phủ được đầu tư xây dựng mới hoặc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ để bố trí cho thuê cho cán bộ lãnh đạo các cơ quan Trung ương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).
2. Các cơ quan Trung ương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) là đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ đang được giao quản lý.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ (kể cả nhà ở công vụ giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế được điều động đến công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo) được giao quản lý trên địa bàn.
Như vậy, theo quy định, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ bao gồm các cơ quan sau đây:
(1) Bộ Xây dựng là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ của Chính phủ được đầu tư xây dựng mới hoặc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ để bố trí cho thuê cho cán bộ lãnh đạo các cơ quan Trung ương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).
(2) Các cơ quan Trung ương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) là đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ đang được giao quản lý.
(3) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý.
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ được giao quản lý trên địa bàn.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ bao gồm những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ quản lý nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng mới gồm những nội dung gì?
Hồ sơ quản lý nhà ở công vụ được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BXD như sau:
Quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ
...
3. Lưu trữ hồ sơ nhà ở công vụ
...
c) Đối với nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng mới, hồ sơ quản lý bao gồm:
- Các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Các tài liệu, văn bản phê duyệt dự án; bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công; tài liệu nghiệm thu, bàn giao đưa nhà ở vào sử dụng;
- Quy trình bảo trì nhà ở, thiết bị do nhà thầu thiết kế nhà ở, nhà thầu cung cấp thiết bị lập;
- Các hồ sơ, tài liệu khác (nếu có).
d) Đối với nhà ở công vụ đã đưa vào sử dụng trước ngày Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực thi hành và đối với một số căn hộ công vụ được bố trí trong khu nhà chung cư mà chưa có hồ sơ quản lý theo quy định tại Điểm c Khoản này thì cơ quan quản lý nhà ở công vụ có trách nhiệm tổ chức lập hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực lập hồ sơ để quản lý như sau:
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ quản lý nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng mới bao gồm:
(1) Các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
(2) Các tài liệu, văn bản phê duyệt dự án; bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công; tài liệu nghiệm thu, bàn giao đưa nhà ở vào sử dụng;
(3) Quy trình bảo trì nhà ở, thiết bị do nhà thầu thiết kế nhà ở, nhà thầu cung cấp thiết bị lập;
(4) Các hồ sơ, tài liệu khác (nếu có).
Kinh phí cho việc lập hồ sơ quản lý đối với nhà ở công vụ được lấy từ đâu?
Kinh phí cho việc lập hồ sơ quản lý đối với nhà ở công vụ được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BXD như sau:
Quy định về quản lý sử dụng nhà ở công vụ
...
3. Lưu trữ hồ sơ nhà ở công vụ
...
+ Bản vẽ hiện trạng bố trí hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và bố trí các trang bị nội thất (nếu có) đang sử dụng trong nhà ở công vụ;
+ Quy trình bảo trì nhà ở công vụ và trang thiết bị nội thất của nhà ở công vụ.
- Đối với căn hộ công vụ được bố trí trong khu nhà chung cư:
+ Văn bản pháp lý và Hợp đồng mua bán nhà ở thương mại để bố trí làm nhà ở công vụ;
+ Biên bản nghiệm thu, bàn giao nhà ở và các trang thiết bị nội thất trong nhà ở công vụ ký giữa Chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà ở công vụ;
+ Bản vẽ hiện trạng mặt bằng các tầng có nhà ở công vụ;
+ Hồ sơ, tài liệu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nhà ở công vụ có liên quan;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cấp cho bên mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ.
đ) Kinh phí cho việc lập hồ sơ quản lý đối với nhà ở công vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm, được dự toán trong kinh phí hàng năm của cơ quan quản lý nhà ở công vụ.
Như vậy, theo quy định, kinh phí cho việc lập hồ sơ quản lý đối với nhà ở công vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm, được dự toán trong kinh phí hàng năm của cơ quan quản lý nhà ở công vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?