Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã một đối tượng đánh bạc cần đảm bảo các điều kiện nào? Trong quyết định truy nã phải có những nội dung gì?
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã một đối tượng đánh bạc cần đảm bảo các điều kiện nào?
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự về truy nã do Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành về các đối tượng bị truy nã như sau:
Đối tượng bị truy nã
1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC cũng có quy định về việc ra quyết định truy nã như sau:
Ra quyết định truy nã
1. Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
b) Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
2. Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Như vậy, đối với trường hợp trên thì chưa thể ra quyết định truy nã. Phải có quyết định khởi tố vụ án, xác định người này là bị can, sau đó căn cứ vào khoản 1 Điều 4 nêu trên xác định có đủ các điều kiện để ra quyết định truy nã hay không.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã một đối tượng đánh bạc cần đảm bảo các điều kiện nào?
Quyết định truy nã phải có những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, về nội dung quyết định nã quy định như sau:
Nội dung quyết định truy nã
1. Quyết định truy nã phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;
b) Tên cơ quan; họ tên, chức vụ người ra quyết định truy nã;
c) Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi ở khác (nếu có) của đối tượng bị truy nã;
d) Đặc điểm nhận dạng và ảnh kèm theo (nếu có);
đ) Tội danh bị khởi tố, truy tố hoặc bị kết án, mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với người bị truy nã (nếu có);
e) Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan đã ra quyết định truy nã.
2. Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị cáo.
Như vậy, trong quyết định truy nã phải có đầy đủ các nội dung tại khoản 1 Điều 5 nêu trên và trong trường hợp bị can, bị cáo phạm nhiều tội thì quyết định truy nã phải ghi đầy đủ các tội danh của bị can, bị cáo.
Việc gửi thông báo quyết định truy nã phải được gửi đến đâu?
Tại Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC có quy định các nơi phải gửi, thông báo quyết định truy nã thì:
Gửi, thông báo quyết định truy nã
1. Quyết định truy nã phải được gửi đến:
a) Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;
b) Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);
d) Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);
e) Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;
f) Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.
2. Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?