Cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân là cơ quan nào?

Cho tôi hỏi cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân là cơ quan nào? Cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân gồm những bộ phận nào? Câu hỏi của anh TQV từ Ninh Thuận.

Cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân là cơ quan nào?

Cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:

Đại hội thành viên
1. Đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân, Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Đại hội thành viên gồm Đại hội thành viên thường niên và Đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể.
2. Đại hội thành viên thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập phải được họp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính để quyết định các nội dung sau:
a) Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
b) Thông qua phương án, kế hoạch hoạt động và tài chính trong năm tiếp theo của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
c) Trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật; giảm phí bảo hiểm cho các thành viên trong năm tài chính tiếp theo theo đề nghị của Hội đồng quản trị:
d) Quyết định huy động vốn bổ sung;
...

Như vậy, theo quy định, đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân thì Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất.

Đại hội thành viên gồm Đại hội thành viên thường niên và Đại hội thành viên bất thường.

Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể.

Cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân là cơ quan nào?

Cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân là cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Đại hội thành viên bất thường của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được triệu tập trong trường hợp nào?

Đại hội thành viên bất thường của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:

Đại hội thành viên
...
3. Đại hội thành viên bất thường do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triệu tập trong những trường hợp sau đây:
a) Giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
b) Hội đồng quản trị không tổ chức được cuộc họp định kỳ sau hai lần triệu tập;
c) Theo đề nghị của Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
d) Theo đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên hoặc đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội thành viên bất thường. Trong trường hợp quá thời hạn 15 ngày mà Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường thì Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên có quyền triệu tập Đại hội thành viên.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên có quyền triệu tập mà không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số thành viên có quyền triệu tập đại hội.

Như vậy, theo quy định, Đại hội thành viên bất thường của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triệu tập trong những trường hợp sau đây:

(1) Giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

(2) Hội đồng quản trị không tổ chức được cuộc họp định kỳ sau hai lần triệu tập;

(3) Theo đề nghị của Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;

(4) Theo đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên.

Cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân gồm những bộ phận nào?

Cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:

Cơ cấu tổ chức, quản lý của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Đại hội thành viên;
b) Hội đồng quản trị;
c) Tổng giám đốc (Giám đốc);
d) Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
2. Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Tổ chức đại diện thành viên;
b) Hội đồng quản trị;
c) Tổng giám đốc (Giám đốc);
d) Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.

Như vậy, theo quy định, cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân bao gồm:

(1) Đại hội thành viên;

(2) Hội đồng quản trị;

(3) Tổng giám đốc (Giám đốc);

(4) Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.

Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội đồng quản trị của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là gì? Hội đồng quản trị họp tối thiểu định kỳ bao nhiêu lần trong năm?
Pháp luật
Nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm những gì? Tổ chức này được tổ chức, quản lý theo cơ cấu như thế nào?
Pháp luật
Tải về mẫu Văn bản đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô?
Pháp luật
Để được cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên tham gia bảo hiểm vi mô?
Pháp luật
05 quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm vi mô do tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai là những quyền lợi nào?
Pháp luật
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được phép hoạt động tại Việt Nam phải có mức vốn thành lập tối thiểu là bao nhiêu?
Pháp luật
Tải mẫu Giấy phép điều chỉnh về thời hạn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ở đâu? Giấy phép điều chỉnh được cấp trong lâu?
Pháp luật
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có bị thu hồi Giấy phép thành lập, hoạt động khi không thể tăng số lượng thành viên tham gia bảo hiểm?
Pháp luật
Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có bao gồm nguồn vốn tài trợ từ các nhà tài trợ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
580 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào