Cơ quan chủ quản của Nhà xuất bản Sân khấu là cơ quan nào? Trách nhiệm của Nhà xuất bản Sân khấu là gì?
Cơ quan chủ quản của Nhà xuất bản Sân khấu là cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 25 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV về Nhà xuất bản Sân khấu như sau:
Nhà xuất bản Sân khấu:
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam là cơ quan chủ quản của Nhà Xuất bản Sân khấu.
Nhà Xuất bản Sân khấu là cơ quan chuyên trách xuất bản sách và văn hóa phẩm của Hội. Nhà Xuất bản có nhiệm vụ in và phát hành những tác phẩm sân khấu có giá trị của nước ta và của thế giới.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Nhà xuất bản Sân khấu do Ban Thường vụ giới thiệu, Ban chấp hành thông qua, Chủ tịch Hội quyết định sau khi thỏa thuận với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản.
Giám đốc Nhà Xuất bản Sân khấu chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành theo đúng Luật Xuất bản của Nhà nước.
Theo quy định trên, cơ quan chủ quản của Nhà xuất bản Sân khấu là Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.
Cơ quan chủ quản của Nhà xuất bản Sân khấu là cơ quan nào? Trách nhiệm của Nhà xuất bản Sân khấu là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Nhà xuất bản Sân khấu là gì?
Căn cứ Điều 26 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV quy định về trách nhiệm của Tạp chí Sân khấu và Nhà Xuất bản Sân khấu như sau:
Trách nhiệm của Tạp chí Sân khấu và Nhà Xuất bản Sân khấu:
Tạp chí Sân khấu, Nhà Xuất bản Sân khấu một mặt phải ra sức nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để góp phần tích cực bồi dưỡng kiến thức và nghề nghiệp cho Hội viên, nâng cao uy tín và phát huy ảnh hưởng hoạt động của Hội, mặt khác phải tiến hành hạch toán kinh tế kinh doanh có lãi để đóng góp vào tài chính của Hội.
Theo đó, Nhà xuất bản Sân khấu có trách nhiệm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để góp phần tích cực bồi dưỡng kiến thức và nghề nghiệp cho Hội viên, nâng cao uy tín và phát huy ảnh hưởng hoạt động của Hội.
Đồng thời phải tiến hành hạch toán kinh tế kinh doanh có lãi để đóng góp vào tài chính của Hội.
Công việc của Nhà xuất bản Sân khấu sẽ do cơ quan nào theo dõi, đánh giá?
Theo khoản 4 Điều 19 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành như sau:
Thể thức bầu, miễn nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ Hội:
1. Số lượng Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành quyết định.
2. Thể thức bầu: Ban Chấp hành trực tiếp bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên thường vụ. Người trúng cử cần có số phiếu quá bán số phiếu hợp lệ của tổng số ủy viên Ban Chấp hành tham gia bầu cử.
3. Thể thức miễn nhiệm: áp dụng miễn nhiệm như ủy viên Ban Chấp hành.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn: Ban Thường vụ thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo công việc Hội giữa 2 kỳ họp của Ban Chấp hành.
Ban Thường vụ đề nghị Ban Chấp hành phân công các ủy viên chấp hành phụ trách các công việc thích hợp và phân công các Phó chủ tịch Hội, các ủy viên thường vụ phụ trách các bộ môn của Hội, các miền, các trung tâm sân khấu.
a) Tổ chức việc thực hiện Điều lệ;
b) Tổ chức thi hành các Nghị quyết của Đại hội và các nghị quyết của Ban Chấp hành;
c) Bổ nhiệm các cán bộ ở các bộ phận thuộc cơ quan Hội;
d) Quyết định thành lập các Chi hội.
Quyết định kết nạp Hội viên mới.
Quyết định khen thưởng các Hội viên có công, thi hành kỷ luật Hội viên phạm sai lầm. Thông qua biên bản của Hội đồng khen thưởng của Hội, quyết định tặng giải thưởng của Hội cho các tác phẩm sân khấu có chất lượng cao hàng năm. Đề xuất tác phẩm, tác giả xứng đáng được các giải thưởng Quốc gia;
e) Theo dõi và đánh giá công việc của các Ban, các Hội đồng, Nhà xuất bản và Tạp chí Sân khấu của Hội;
f) Quyết định nội dung hoạt động Quốc tế trong 5 năm và trong từng năm. Duyệt danh sách các đoàn sân khấu của Hội đi công tác nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, Ban Thường vụ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam sẽ có trách nhiệm theo dõi và đánh giá công việc của Nhà xuất bản Sân khấu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?