Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không?
- Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không?
- Cơ quan báo điện tử thực hiện liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa bị xử phạt bao nhiêu?
- Việc đăng phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo điện tử được thực hiện theo quy định như thế nào?
Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Báo chí 2016 về liên kết trong hoạt động báo chí như sau:
Liên kết trong hoạt động báo chí
...
3. Các chương trình liên kết trên kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và kênh thời sự - chính trị tổng hợp không vượt quá ba mươi phần trăm tổng thời lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.
4. Việc liên kết các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
5. Trường hợp cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình thì số kênh liên kết không vượt quá ba mươi phần trăm tổng số kênh phát thanh, kênh truyền hình được cấp giấy phép sản xuất.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan báo điện tử thực hiện việc liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Cơ quan báo điện tử liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì có vi phạm quy định pháp luật không? (Hình từ Internet)
Cơ quan báo điện tử thực hiện liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa bị xử phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 119/2020/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính về liên kết trong hoạt động báo chí như sau:
Vi phạm quy định về liên kết trong hoạt động báo chí
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động liên kết vượt quá 30% tổng số kênh phát thanh, kênh truyền hình được cấp giấy phép sản xuất trong trường hợp liên kết toàn bộ kênh;
b) Liên kết sản xuất các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài mà không được Việt hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;
c) Thực hiện hoạt động liên kết sản xuất chương trình trên kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, kênh thời sự - chính trị tổng hợp với thời lượng vượt quá 30% tổng thời lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Như vậy, cơ quan báo điện tử thực hiện liên kết các trò chơi truyền hình có bản quyền chương trình nước ngoài mà không Việt hóa thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc cải chính, xin lỗi.
Việc đăng phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo điện tử được thực hiện theo quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 42 Luật Báo chí 2016 có quy định như sau:
Cải chính trên báo chí
1. Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của Luật này.
2. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí.
Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính.
3. Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên Mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin;
b) Đăng, phát đúng chuyên Mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.
...
Như vậy, việc đăng phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo điện tử phải đăng phát tại chuyên Mục riêng tại trang chủ với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà cơ quan đã đăng phát thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?