Cơ quan báo chí sẽ hoạt động dựa trên những loại hình hoạt động nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Cơ quan báo chí sẽ được nhà nước quản lý hoạt động dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Báo chí 2016 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) thì cơ quan báo chí sẽ được nhà nước quản lý hoạt động dựa trên những nội dung sau:
(1) Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển báo chí; tổ chức lập phương án phát triển cơ sở báo chí trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí.
(3) Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí.
(4) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí.
(5) Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí.
(6) Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo.
(7) Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của cơ quan báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
(8) Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí quốc gia.
(9) Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí.
(10) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí.
Cơ quan báo chí sẽ hoạt động dựa trên những loại hình hoạt động nào theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Cơ quan báo chí sẽ hoạt động dựa trên những loại hình hoạt động nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 21 Luật Báo chí 2016 quy định về loại hình hoạt động của cơ quan báo chí như sau:
Loại hình hoạt động và nguồn thu của cơ quan báo chí
1. Cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu.
Tạp chí khoa học hoạt động phù hợp với loại hình của cơ quan chủ quản.
2. Nguồn thu của cơ quan báo chí gồm:
a) Nguồn thu do cơ quan chủ quản báo chí cấp;
b) Thu từ bán báo, bán quyền xem các sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung;
c) Thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí;
d) Nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Như vậy, cơ quan báo chí hoạt động theo loại mô hình đơn vị sự nghiệp có thu. Các nguồn thu của cơ quan báo chí sẽ gồm các nguồn như:
- Nguồn thu do cơ quan chủ quản báo chí cấp;
- Thu từ bán báo, bán quyền xem các sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung;
- Thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí;
- Nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Để đẩy mạnh hoạt động của cơ quan báo chí thì nhà nước có những chính sách gì để thúc đẩy phát triển?
Căn cứ Điều 5 Luật Báo chí 2016 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định về chính sách của nhà nước đối với cơ quan báo chí như sau:
Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí
1. Có chiến lược phát triển và quản lý hệ thống báo chí, phương án phát triển cơ sở báo chí trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng Điểm trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại cho các cơ quan báo chí.
3. Đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hỗ trợ cước vận chuyển báo chí phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại Khoản 3 Điều này.
Theo đó, để đẩy mạnh phát triển đối với ngành báo chí nói chung và các cơ quan báo trí trong nước nói riêng thì nhà nước sẽ có chiến lược phát triển và quản lý hệ thống báo chí, phương án phát triển cơ sở báo chí trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng sẽ tiến hành nồi dưỡng nhân lực của các cơ quan báo chí về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại
- Ngoài ra, nhà nước cũng sẽ đặt hàng báo chí phục vụ cho:
+ Nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại,
+ Phục vụ thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo
+ Các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Cước vận chuyển đối với các đơn hàng trên sẽ do nhà nước hỗ trợ thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?