Cơ quan báo chí có nhu cầu đặt văn phòng đại diện tại tỉnh thì phải gửi hồ sơ đến đâu? Hồ sơ gồm những gì?
Cơ quan báo chí muốn đặt văn phòng đại diện thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí
1. Điều kiện đặt văn phòng đại diện gồm:
a) Có trụ sở để đặt văn phòng đại diện;
b) Trưởng văn phòng đại diện phải có thẻ nhà báo được cấp tại cơ quan báo chí có văn phòng đại diện và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động trong thời hạn 01 năm tính đến thời Điểm đặt văn phòng đại diện.
...
Theo đó, cơ quan báo chí muốn đặt văn phòng đại diện thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có trụ sở để đặt văn phòng đại diện;
- Trưởng văn phòng đại diện phải có thẻ nhà báo được cấp tại cơ quan báo chí có văn phòng đại diện và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động trong thời hạn 01 năm tính đến thời điểm đặt văn phòng đại diện.
Cơ quan báo chí có nhu cầu đặt văn phòng đại diện tại tỉnh thì phải gửi hồ sơ đến đâu? (Hình từ internet)
Cơ quan báo chí có nhu cầu đặt văn phòng đại diện tại tỉnh thì phải gửi hồ sơ đến đâu? Hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí
...
3. Trước khi bắt đầu hoạt động 15 ngày, cơ quan báo chí có đủ Điều kiện và có nhu cầu đặt văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện để thông báo. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc đặt văn phòng đại diện có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản báo chí;
b) Bản sao giấy phép hoạt động báo chí có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu;
c) Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ Điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
d) Danh sách nhân sự văn phòng đại diện;
đ) Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ nhà báo của trưởng văn phòng đại diện, sơ yếu lý lịch của phóng viên thường trú thuộc văn phòng đại diện có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu;
e) Văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của văn phòng đại diện.
...
Như vậy, cơ quan báo chí có nhu cầu đặt văn phòng đại diện tại tỉnh và đã đáp ứng đủ các điều kiện thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính một bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan báo chí đặt văn phòng đại diện để thông báo trước khi bắt đầu hoạt động 15 ngày.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc đặt văn phòng đại diện có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản báo chí;
- Bản sao giấy phép hoạt động báo chí có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu;
- Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ Điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
- Danh sách nhân sự văn phòng đại diện;
- Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ nhà báo của trưởng văn phòng đại diện, sơ yếu lý lịch của phóng viên thường trú thuộc văn phòng đại diện có xác nhận của cơ quan báo chí hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu;
- Văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của văn phòng đại diện.
Công dân nước ngoài có được làm người đứng đầu cơ quan báo chí của Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Báo chí 2016 quy định về người đứng đầu cơ quan chí như sau:
Người đứng đầu cơ quan báo chí
1. Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình).
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí gồm:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
c) Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
d) Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
Theo đó, một trong những tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí là người được bổ nhiệm phải là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
Như vậy, công dân nước ngoài sẽ không được làm người đứng đầu cơ quan báo chí của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?