Có phải thực hiện đăng ký thuế cho chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hay không? Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu cho chi nhánh cần những giấy tờ nào?
Có phải thực hiện đăng ký thuế cho chi nhánh công ty cổ phần hay không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 105/2020/NĐ-CP định nghĩa về đơn vị phụ thuộc như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Đơn vị chủ quản” là người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc.
2. “Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã” là chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.
..."
Tại Điều 4 Thông tư 105/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng đăng ký thuế
1. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
a) Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế.
b) Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế.
2. Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).
.....
Bên cạnh đó tại Điều 5 Thông tư 105/2020/NĐ-CP quy định về mã số thuế như sau:
"Điều 5. Cấu trúc mã số thuế
..
2. Mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã là mã số thuế.
3. Phân loại cấu trúc mã số thuế
a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác (sau đây gọi là đơn vị độc lập).
b) Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.
c) Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác theo quy định tại Điểm a, b, c, d, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có đầy đủ tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ thuế trước pháp luật được cấp mã số thuế 10 chữ số; các đơn vị phụ thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật của người nộp thuế nêu trên nếu phát sinh nghĩa vụ thuế và trực tiếp khai thuế, nộp thuế được cấp mã số thuế 13 chữ số.
..."
Theo quy định trên thì chi nhánh của doanh nghiệp được gọi là đơn vị phụ thuộc, nếu các đơn vị phụ thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật của người nộp thuế phát sinh nghĩa vụ thuế và trực tiếp khai thuế, nộp thuế thì sẽ được cấp mã số thuế 13 chứ số.
Như vậy, có thể hiểu nếu chi nhánh của công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm có phát sinh nghĩa vụ về thuế trong quá trình hoạt động thì cần phải tiến hành đăng ký thuế cho chi nhánh của công ty, và đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Có phải thực hiện đăng ký thuế cho chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hay không? Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu cho chi nhánh cần những giấy tờ nào?
Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu cho chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hay không?
Căn cứ Điều 31 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hồ sơ đăng ký thuế như sau:
"Điều 31. Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì hồ sơ đăng ký thuế là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký thuế;
b) Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;
c) Các giấy tờ khác có liên quan.
3. Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu;
c) Các giấy tờ khác có liên quan.
4. Việc kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế để nhận hồ sơ đăng ký thuế và cấp mã số thuế theo cơ chế một cửa liên thông qua cổng thông tin điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan."
Như vậy, hồ sơ đăng ký thuế lần đầu đối với chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế;
- Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
Chi nhánh công ty cổ phần phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh như sau:
"Điều 33. Thời hạn đăng ký thuế lần đầu
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:
a) Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;
b) Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;
d) Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;
đ) Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
e) Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;
g) Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế."
Theo đó, kể thừ ngày có giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh thì phía công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phải có trách nhiệm đăng ký thuế cho chi nhánh trong thời hạn là 10 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi quyền đối với bí mật kinh doanh được xác định như thế nào? Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ bí mật kinh doanh?
- Có được tuyển dụng lao động đối với văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC không?
- Lao động hợp đồng trong Quân đội có được bình xét thi đua cuối năm không? Được tặng danh hiệu Lao động tiên tiến khi nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách địa phương? Thời gian quyết định dự toán ngân sách địa phương?
- Tổng hợp 18 Phụ lục công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo Thông tư 96 mới nhất? Tải về?