Có phải tất cả hợp đồng được xem là một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ không? Đối tượng của nghĩa vụ có nhất thiết phải là tài sản không?
Nghĩa vụ là gì?
Căn cứ tại Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi là bên có quyền).
Căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
Căn cứ tại Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về các căn cứ phát sinh nghĩa vụ, cụ thể như sau:
"Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định."
Như vậy, hợp đồng là một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Nhưng có phải tất cả hợp đồng đều là căn cứ phát sinh nghĩa vụ không?
Thế nào là hợp đồng?
Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, quy định hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Về thời điểm giao kết hợp đồng có hiệu lực được quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
"Điều 388. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác"
Có phải tất cả hợp đồng được xem là một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ không?
Hợp đồng có được xem là một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ không?
Như quy định trên, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng. Với tính chất này, khi các bên thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của nhau thì đây sẽ là căn cứ hình thành nghĩa vụ.
Tuy nhiêu, tại Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể nhưng thông thường, hợp đồng là căn cứ phát sinh nghĩa vụ phải có hiệu lực pháp luật; còn trường hợp hợp đồng vô hiệu không có hiệu lực từ thời điểm kí kết nên không được xem là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Theo Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu, như sau:
"Điều 407. Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính."
Theo đó, các trường hợp hợp đồng vô hiệu, bao gồm:
- Hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo;
- Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khá khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn;
- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
Đối tượng của nghĩa vụ có nhất thiết phải là tài sản không?
Căn cứ tại Điều 276 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về đối tượng của nghĩa vụ như sau:
"Điều 276. Đối tượng của nghĩa vụ
1. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
2. Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định."
Như vậy, đối tượng của nghĩa vụ còn là công việc phải thực hiện và công việc không được thực hiện. Ví dụ như công việc không được thực hiện khi thuê nhà là cho người khác thuê lại nhà mình đang thuê, hay công việc phải thực hiện của bên bán như cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng cho bên mua về tài sản mua bán và hướng dẫn sử dụng tài sản đó theo quy định tại Điều 443 Bộ luật Dân sự 2015:
"Điều 443. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng
Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong quản lý thuế, Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định của pháp luật về thuế?
- Hóa đơn điện tử được lập mà số hóa đơn có sai sót thì người bán có được hủy hoặc thay thế không?
- Hiến tạng có yêu cầu đủ bao nhiêu tuổi không? Hiến tạng có cần sự đồng ý của gia đình hay không?
- Ai có thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý?
- Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào?