Có phải nộp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) khi nhập khẩu hàng hóa thực phẩm là bột lòng trắng trứng không?
- Có phải nộp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa thực phẩm là bột lòng trắng trứng không?
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu có cần hợp pháp hóa lãnh sự hay không?
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu như thế nào được xem là hợp lệ?
Có phải nộp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa thực phẩm là bột lòng trắng trứng không?
Thứ nhất, về khái niệm giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được định nghĩa theo khoản 1 Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
"Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do
1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự."
Căn cứ theo Điều 37 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định các trường hợp phải có giây chứng nhận lưu hành tự do như sau:
Điều 37. Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do
Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do trong các trường hợp sau đây:
1. Pháp luật quy định hàng hóa phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do;
2. Theo đề nghị của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy hàng hóa nhập khẩu của chị sẽ phải có CFS nếu thuộc trường hợp bắt buộc phải có theo quy định hoặc theo nhu cầu của hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
Đồng thời theo khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương quy định như sau:
"Điều 10. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Ban hành Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS quy định tại Phụ lục V Nghị định này.
2. Căn cứ yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ và trong phạm vi Danh mục hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa."
Như vậy chị đối chiếu với Danh mục tại phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP; nếu sản phẩm nhập khẩu là bột lòng trắng trứng của công ty thuộc Danh mục này thì phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa.
Có phải nộp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) khi nhập khẩu hàng hóa thực phẩm là bột lòng trắng trứng không? (Nguồn ảnh: Internet)
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu có cần hợp pháp hóa lãnh sự hay không?
Theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương có nêu như sau:
"Điều 10. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu
...
5. Trường hợp có yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý, CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.
..."
Như vậy theo quy định trên thì việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu chỉ thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý thôi chị nhé. Ngoài ra nếu hàng hóa của chị thuộc trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì mặc nhiên ko phải thực hiện dù có yêu cầu chị nhé.
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 6 Điều này có quy định thêm trường hợp các cơ quan quản lý có nghi ngờ tính xác thực của CFS hoặc hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với nội dung CFS, cơ quan có thẩm quyền gửi yêu cầu kiểm tra, xác minh tới cơ quan, tổ chức cấp CFS.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu như thế nào được xem là hợp lệ?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) bắt buộc phải có các nội dung như sau:
Điều 10. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu
3. CFS phải có tối thiểu các thông tin sau:
a) Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
b) Số, ngày cấp CFS.
c) Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
d) Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
đ) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
e) Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
g) Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
Như vậy một CFS hợp lệ là cần phải thể hiện được tối thiểu các nội dung như trên, nếu không đủ sẽ được xem là không hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?