Có phải lắp lan can thang cuốn tại mỗi bên của thang không? Kích thước lan can thang cuốn như thế nào để ngăn người sử dụng trèo ra bên ngoài lan can?
Có phải lắp lan can thang cuốn tại mỗi bên của thang không?
Căn cứ theo tiết 5.5.1 tiểu mục 5.5 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 về lan can thang cuốn như sau:
Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
...
5.5 Lan can
5.5.1 Yêu cầu chung
Cần lắp lan can tại mỗi bên của thang cuốn hoặc băng tải chở người.
...
Theo quy định trên, cần lắp lan can thang cuốn tại mỗi bên của thang cuốn.
Lan can thang cuốn (Hình từ Internet)
Kích thước lan can thang cuốn như thế nào để ngăn người sử dụng trèo ra bên ngoài lan can?
Căn cứ theo tiết 5.5.2.2 tiểu mục 5.5 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 quy định về kích thước lan can thang cuốn như sau:
- Ở phần nằm nghiêng, độ cao theo chiều thẳng đứng hi tính từ mũi bậc thang hoặc bề mặt tấm nền hoặc bề mặt bằng đến mép trên của tay vịn không được ít hơn 0,90m và không vượt quá 1,10m (xem Hình 5 và 6).
- Lan can thang cuốn không được có bộ phận để người có thể đứng lên đó.
+ Cần áp dụng các biện pháp phù hợp để ngăn người sử dụng trèo ra bên ngoài lan can nếu có rủi ro rơi ngã khỏi lan can.
+ Để đảm bảo yêu cầu này, trên thang cuốn phải có thiết bị chống leo trèo (xem 1 trong Hình 7) trên gờ mặt ngoài phía dưới tại một điểm cao 1.000 ± 50mm so với mặt sàn (xem h9 trong Hình 7) trong đó phần dưới cùng của thiết bị giao với phần gờ lan can và kéo dài thêm độ dài l5 ít nhất 1 000mm song song với phần gờ lan can nơi không thể đặt chân. Thiết bị cần được kéo dài lên một độ cao ít nhất ngang với mép trên cùng của tay vịn và không vi phạm các yêu cầu đối với b10 và b12.
+ Nếu thang cuốn nằm liền kề với bức tường thì phải có thiết bị hạn chế xâm nhập (xem 2 trong Hình 7) ở phần trên cùng và dưới cùng của bức tường để hạn chế tiếp xúc với phần gờ lan can khi độ rộng phần gờ ngoài phía dưới b13 vượt quá 125mm. Trên các bộ phận được bố trí song song lân cận, biện pháp bảo vệ này cũng phải được thực hiện khi độ rộng gờ lan can kết hợp b14 vượt quá 125mm. Thiết bị phải được kéo dài lên độ cao h10.
+ Đầu bu lông của các thiết bị tiếp xúc với môi trường bên ngoài phải thuộc loại chống phá hoại.
+ Khi phần gờ lan can của tay vịn được lắp giữa thang cuốn theo phương nghiêng và bức tường lân cận thì phải có thiết bị chống trượt (xem 3 trong Hình 7) trên phần gờ lan can nếu khoảng cách b15 giữa kết cấu tòa nhà (tường) và đường tâm tay vịn lớn hơn 300mm. Các thiết bị này bao gồm các bộ phận gắn chặt vào gờ lan can, cách tay vịn không ít hơn 100 mm (xem b17) và cách nhau không quá 1.800mm. Độ cao h11 không ít hơn 20mm. Các thiết bị này không được có các góc hoặc cạnh sắc.
+ Yêu cầu trên cũng được áp dụng cho thang cuốn theo phương nghiêng khi khoảng cách b16 giữa đường tâm của các tay vịn lớn hơn 400 mm.
Lan can thang cuốn phải được thiết kế như thế nào để đảm bảo yêu cầu cho thang cuốn?
Căn cứ theo tiết 5.5.2.3 đến tiết 5.5.2.6 tiểu mục 5.5 Mục 5 Phần 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6397-1:2020 về lan can thang cuốn như sau:
Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
...
5.5 Lan can
...
5.5.2 Kích thước lan can
...
5.5.2.3 Lan can phải được thiết kế để chịu được đồng thời tác động của các lực tĩnh 600 N theo phương ngang và 730 N theo phương đứng, cả hai lực phân bố đều trên độ dài 1 m và tác động lên mép trên cùng của hệ thống ray dẫn hướng tay vịn tại cùng một vị trí.
5.5.2.4 Phần lan can đối diện bậc thang, tấm nền hoặc băng phải trơn nhẵn. Các bộ phận bao che theo hướng chuyển động không được nhô lên quá 3 mm. Các bộ phần này phải cứng và có mép được về tròn hoặc được vát. Các bộ phận dạng này không được sử dụng tại tấm chắn chân dưới.
Các mối nối bộ phận bao che theo hướng chuyển động (cụ thể là giữa tấm chắn chân dưới và vách trong) phải được bố trí và có hình dạng sao cho tránh được nguy cơ bị kẹt.
Khe hở giữa vách trong và lan can không được rộng quá 4 mm. Các mép phải được vát hoặc vê tròn.
Khi một lực 500 N tác động thẳng góc lên bề mặt vách trong tại bất kỳ vị trí nào trên một diện tích hình tròn hoặc hình vuông 2.500 mm2, thì không có khe hở lớn hơn 4 mm và không có biến dạng dư.
Nếu vật liệu kính được sử dụng cho vách trong thì đó phải là kính an toàn. Lan can vách đơn phải có độ dày tối thiểu 6 mm. Khi lan can sử dụng loại kính nhiều lớp, đó phải là loại kính dán an toàn và ít nhất một lớp phải có độ dày không được ít hơn 6 mm.
5.5.2.5 Khoảng cách theo phương ngang (đo vuông góc với hướng chuyển động) giữa vách trong tại điểm phía dưới phải bằng hoặc nhỏ hơn khoảng cách theo phương ngang tại các điểm phía trên.
5.5.2.6 Gờ trong phía dưới và vách trong phải tạo thành góc nghiêng γ ít nhất 25° theo phương ngang (xem Hình 6). Yêu cầu này không áp dụng cho phần nằm ngang của gờ trong phía dưới nối trực tiếp vào vách trong (xem b4 trong Hình 6).
5.5.2.6.1 Phần nằm ngang b4 lên đến vách trong không được nhỏ hơn 30 mm.
5.5.2.6.2 Độ rộng b3, đo theo phương ngang, của mỗi miếng ốp trong phía dưới có góc nghiêng nhỏ hơn 45° theo phương ngang không được nhỏ hơn 0,12 m (xem Hình 6).
Theo đó, lan can thang cuốn phải được thiết kế để chịu được đồng thời tác động của các lực tĩnh 600N theo phương ngang và 730N theo phương đứng, cả hai lực phân bố đều trên độ dài 1m và tác động lên mép trên cùng của hệ thống ray dẫn hướng tay vịn tại cùng một vị trí. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?