Có phải lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đối với trường hợp Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam đương nhiên miễn nhiệm không?
Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam đương nhiên miễn nhiệm khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:
Miễn nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Cảnh sát viên, Trinh sát viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cảnh sát viên, Trinh sát viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
3. Cảnh sát viên, Trinh sát viên đương nhiên mất chức danh khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước quân hàm sĩ quan.
Đối chiếu quy định trên, Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam miễn nhiệm sau đây:
- Cảnh sát viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.
- Cảnh sát viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
- Cảnh sát viên đương nhiên mất chức danh khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước quân hàm sĩ quan.
Do đó, Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
Có phải lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đối với trường hợp Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam đương nhiên miễn nhiệm không? (Hình từ Internet)
Có phải lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đối với trường hợp Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam đương nhiên miễn nhiệm không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục và hồ sơ miễn nhiệm, cách chức
...
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức
a) Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
b) Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị đối với cá nhân được đề nghị miễn nhiệm, cách chức;
c) Danh sách cán bộ được đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị miễn nhiệm, cách chức có dán ảnh thẻ cỡ 4 cm x 6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
đ) Bản gốc giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
e) Bản sao quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
g) Bản sao quyết định kỷ luật, quyết định nghỉ hưu, quyết định chuyển công tác (nếu có);
h) Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn;
i) Không lập hồ sơ miễn nhiệm đối với các trường hợp đương nhiên miễn nhiệm theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 16 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì sẽ không lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đối với trường hợp Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được đương nhiên miễn nhiệm khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
Nguyên tắc miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Bảo đảm tập trung dân chủ, tập thể cấp ủy quyết định, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên theo quy định của Thông tư này, quy định của Đảng, của Quân ủy Trung ương và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ Cảnh sát viên, Trinh sát viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Bảo đảm tính chuyên nghiệp và bám sát thực tiễn, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Cảnh sát viên, Trinh sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp có cấp bậc quân hàm cao nhất được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tên gọi, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ.
5. Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được tuyển chọn để bổ nhiệm và giữ một chức danh Cảnh sát viên hoặc Trinh sát viên.
6. Cảnh sát viên, Trinh sát viên khi được luân chuyển, điều động công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam được xem xét bổ nhiệm là Cảnh sát viên hoặc Trinh sát viên phù hợp vị trí công tác, nhiệm vụ được giao theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương IV Thông tư này.
Theo đó, nguyên tắc miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?