Có phải đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài khi bên cho vay thay đổi tên? Ai có thẩm quyền xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài?
Nguyên tắc thực hiện khoản vay nước ngoài được quy định ra sao?
Theo Điều 31 Thông tư 12/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 15/11/2022) quy định về nguyên tắc minh bạch dòng tiền như sau:
Nguyên tắc minh bạch dòng tiền
1. Đối với bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến khoản vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Thông tư này.
2. Các lệnh chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú liên quan đến việc thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ (gốc, lãi), trả phí của khoản vay nước ngoài phải được ghi rõ mục đích chuyển tiền để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở đối chiếu, kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện giao dịch.
3. Bên đi vay có trách nhiệm ghi rõ và yêu cầu bên cho vay ghi rõ mục đích của giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài để làm cơ sở xác định nghĩa vụ nợ nước ngoài và chuyển tiền trả nợ khoản vay (gốc, lãi) khi đến hạn thanh toán.
Như vậy, khi thực hiện khoản vay nước ngoài, bên đi vay phải được làm rõ mục đích chuyển tiền.
Thẩm quyền xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay? (Hình từ Internet)
Có phải đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài khi bên cho vay thay đổi tên?
Theo Điều 17 Thông tư 12/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 15/11/2022) quy định về đăng ký thay đổi khoản vay như sau:
Đăng ký thay đổi khoản vay
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
2. Bên đi vay thực hiện thông báo nội dung thay đổi trên Trang điện tử, không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đối với các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi thời gian rút vốn, trả nợ gốc trong phạm vi 10 ngày làm việc so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận;
b) Thay đổi địa chỉ của bên đi vay nhưng không thay đổi tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính, bên đi vay gửi thông báo về việc đổi địa chỉ cho Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của bên đi vay;
c) Thay đổi bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong khoản vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay, trừ trường hợp bên cho vay đồng thời là đại diện các bên cho vay trong khoản vay hợp vốn và việc thay đổi bên cho vay làm thay đổi vai trò đại diện các bên cho vay;
d) Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm;
đ) Thay đổi kế hoạch trả lãi, phí của khoản vay nước ngoài so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài nhưng không thay đổi cách xác định lãi, phí quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Bên đi vay có trách nhiệm lập bảng tính lãi, phí phải trả để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở kiểm tra, theo dõi khi thực hiện việc chuyển tiền;
e) Thay đổi (tăng hoặc giảm) số tiền rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí trong phạm vi 100 đơn vị tiền tệ của đồng tiền vay nước ngoài so với số tiền đã nêu trong văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài;
g) Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc thực tế của một kỳ cụ thể ít hơn số tiền được nêu tại kế hoạch rút vốn, trả nợ trên văn bản xác nhận đăng ký hoặc văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
3. Đối với nội dung thay đổi tại điểm g khoản 2 Điều này, trước khi thực hiện rút vốn, trả nợ số tiền còn lại của kỳ đó, bên đi vay có trách nhiệm đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn, trả nợ đối với số tiền còn lại chưa thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, trường hợp thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
Ai có thẩm quyền xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài?
Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 12/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 15/11/2022) quy định về thẩm quyền xác nhận đăng ký khoản vay như sau:
Thẩm quyền xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay
1. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (trong Thông tư này gọi tắt là Cơ quan có thẩm quyền) là:
a) Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối): đối với các khoản vay có số tiền vay trên 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương);
b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính: đối với các khoản vay có số tiền vay đến 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương) trừ các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận.
...
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính sẽ thực hiện việc xác nhận đăng ký các khoản vay với số tiền vay tại các điều khoản nêu trên.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ lục I 6 ban hành kèm theo Thông tư 01 BKHĐT? Cách điền Phụ lục I 6? Tải về Phụ lục I 6 Thông tư 01?
- Ngày Giải phóng miền Nam là ngày tháng năm nào? Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm nào?
- Xe ô tô có được đỗ xe trên đường dành cho xe buýt không? Xe ô tô đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt bị phạt bao nhiêu tiền?
- Bài phát biểu kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam 30 4 của sinh viên? Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
- Trạng ngữ chỉ mục đích là gì? Đặt 10 câu trạng ngữ chỉ mục đích? Phương pháp giáo dục trung học phổ thông cần đạt yêu cầu nào?