Có những nguyên tắc thủ tục hành chính nào cần thực hiện như thế nào? Việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành có nhất thiết phải công bố công khai không?
- Có những nguyên tắc thủ tục hành chính nào cần thực hiện theo quy định pháp luật hiện nay?
- Để giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định nào?
- Việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành có nhất thiết phải công bố công khai không?
- Việc ra quyết định công bố thủ tục hành chính của cơ quan trong thời hạn bao lâu?
Có những nguyên tắc thủ tục hành chính nào cần thực hiện theo quy định pháp luật hiện nay?
Theo Điều 12 Nghị định 63/2010/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính như sau:
- Bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện.
- Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính.
- Bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính.
- Bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với các thủ tục hành chính.
- Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
Theo đó, cần đảm bảo theo 05 nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính như trên một cách rõ ràng, chính xác.
Nguyên tắc thủ tục hành chính cần thực hiện gì? (Hình từ Internet)
Để giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định nào?
Theo Điều 13 Nghị định 63/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền công bố thủ tục hành chính như sau:
Để giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định theo quy định sau đây:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ công bố thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố:
+ Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó phải xác định rõ tên, căn cứ pháp lý, thời gian, địa điểm thực hiện và phí, lệ phí trong trường hợp được phân cấp hoặc ủy quyền quy định.
+ Thủ tục hành chính được giao quy định hoặc quy định chi tiết trong văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức công bố thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
Việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành có nhất thiết phải công bố công khai không?
Theo Điều 14 Nghị định 63/2010/NĐ-CP quy định về phạm vi công bố thủ tục hành chính:
- Tất cả các thủ tục hành chính sau khi ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ phải được công bố công khai.
- Việc công bố công khai thủ tục hành chính, bao gồm: công bố thủ tục hành chính mới ban hành; công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế và công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
+ Công bố thủ tục hành chính mới ban hành là việc cung cấp các thông tin về thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này;
+ Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế là việc cung cấp các thông tin liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế của thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này;
+ Công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ là việc xóa bỏ nội dung thông tin về thủ tục hành chính đã được đưa vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định khoản 3 Điều 15 của Nghị định này.
Việc ra quyết định công bố thủ tục hành chính của cơ quan trong thời hạn bao lâu?
Theo Điều 15 Nghị định 63/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP và khoản 5 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP quy định về quyết định công bố thủ tục hành chính:
Quyết định công bố thủ tục hành chính của các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Nghị định này phải được ban hành chậm nhất trước 20 (hai mươi) ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Quyết định công bố thủ tục hành chính của các cơ quan quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 13 của Nghị định này phải được ban hành chậm nhất trước 05 (năm) ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Nội dung quyết định công bố thủ tục hành chính theo quy định sau đây:
- Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành, nội dung quyết định bao gồm:
Các bộ phận tạo thành thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
Văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính
- Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ngoài việc chứa đựng thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung quyết định phải xác định rõ bộ phận nào của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thủ tục hành chính.
- Đối với quyết định công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ, nội dung quyết định phải xác định rõ tên thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; trường hợp thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, quyết định phải ghi rõ số, ký hiệu của hồ sơ thủ tục hành chính; văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính.
Như vậy, công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phải được công bố công khai thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, việc ra Quyết định công bố thủ tục hành chính của các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Nghị định này phải được ban hành chậm nhất trước 20 (hai mươi) ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Còn Quyết định công bố thủ tục hành chính của các cơ quan quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 13 của Nghị định này phải được ban hành chậm nhất trước 05 (năm) ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?