Có những hình thức xử lý vi phạm nào đối với người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý?
- Người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý bị áp dụng hình thức xử lý vi phạm trong những trường hợp nào?
- Có những hình thức xử lý vi phạm nào đối với người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý?
- Người đại diện gây thiệt hại vật chất đến lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Nhà nước tại doanh nghiệp thì xử lý thế nào?
Người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý bị áp dụng hình thức xử lý vi phạm trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định về việc xử lý vi phạm như sau:
Xử lý vi phạm
1. NHNN áp dụng các hình thức xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với người đại diện nếu vi phạm các quy định sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của Người đại diện (không phụ thuộc vào việc có thiệt hại phát sinh hay không), đặc biệt đối với những trường hợp Người đại diện không xin ý kiến hoặc xin ý kiến nhưng biểu quyết, quyết định hoặc tham gia ý kiến không theo đúng chỉ đạo của NHNN đối với những nội dung phải xin ý kiến theo quy định tại Quy chế này.
b) Quyết định vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp và quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Nhà nước/NHNN.
c) Không nộp, nộp không đầy đủ, không đúng hạn các báo cáo theo quy định tại Điều 15 và Điều 25 Quy chế này và bị Thống đốc NHNN phê bình, nhắc nhở từ 03 lần trở lên bằng văn bản; báo cáo không đánh giá trung thực, đầy đủ về hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
...
Như vậy, người đại diện doanh nghiệp bị áp dụng hình thức xử phạt nếu vi phạm các quy định sau:
(1) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của Người đại diện;
(2) Quyết định vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp và quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước;
(3) Không nộp, nộp không đầy đủ, không đúng hạn các báo cáo theo quy định bị nhắc nhở từ 03 lần trở lên bằng văn bản;
(4) Báo cáo không đánh giá trung thực, đầy đủ về hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý bị áp dụng hình thức xử lý vi phạm trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Có những hình thức xử lý vi phạm nào đối với người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý?
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định về việc xử lý vi phạm như sau:
Xử lý vi phạm
...
2. Hình thức xử lý vi phạm
a) Miễn nhiệm chức vụ của người quản lý doanh nghiệp nhà nước/cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, và/hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động và quy định của NHNN đối với Người đại diện.
b) Ngoài những hình thức xử lý nêu trên, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Người đại diện có thể phải chịu các hình thức kỷ luật và trách nhiệm pháp lý khác do NHNN hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật và quy định của NHNN.
Như vậy, người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý có thể bị áp dụng các hình thức xử lý vi phạm sau đây:
(1) Miễn nhiệm chức vụ
(2) Cho thôi đại diện
(3) Hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động và quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với Người đại diện.
(4) Hình thức kỷ luật và trách nhiệm pháp lý khác.
Người đại diện gây thiệt hại vật chất đến lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Nhà nước tại doanh nghiệp thì xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 31 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định về trách nhiệm bồi thường vật chất như sau:
Trách nhiệm bồi thường vật chất
1. Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nghĩa vụ Người đại diện mà gây thiệt hại vật chất liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước/NHNN tại doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả và xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của NHNN.
2. Khi phát hiện Người đại diện gây thiệt hại vật chất đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước/NHNN tại doanh nghiệp, NHNN thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật và của NHNN. Trường hợp Người đại diện cố ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả thì sẽ bị khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi chấm dứt ủy quyền Người đại diện, Người đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại vật chất phát sinh do Người đại diện gây ra trong thời gian làm Người đại diện.
Như vậy, khi phát hiện Người đại diện gây thiệt hại vật chất đến quyền, lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Nhà nước tại doanh nghiệp thì Ngân hàng Nhà nước thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp Người đại diện cố ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả thì sẽ bị khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?