Có mấy hình thức đăng ký tàu thuyền quân sự? Đăng ký tàu thuyền quân sự được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Có mấy hình thức đăng ký tàu thuyền quân sự?
Tàu thuyền quân sự bao gồm tàu, thuyền và phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước có động cơ hoặc không có động cơ được biên chế tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng theo quyết định của Tổng Tham mưu trưởng (Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 32/2017/TT-BQP).
Theo Điều 8 Thông tư 32/2017/TT-BQP quy định về hình thức đăng ký như sau:
Hình thức đăng ký
1. Đăng ký chính thức: Được thực hiện khi có quyết định đưa vào trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng; có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Đăng ký tạm thời: Được thực hiện khi chưa có quyết định đưa vào trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng nhưng có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. Đăng ký tạm thời áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Tàu thuyền đóng mới, mua sắm chưa có quyết định của Tổng Tham mưu trưởng đưa vào trang bị quân sự;
b) Tàu thuyền được tặng, viện trợ của các quốc gia, tổ chức, cá nhân, địa phương đưa vào các đơn vị quân đội để làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, vận tải hàng hóa, phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn chưa có quyết định của Tổng Tham mưu trưởng đưa vào trang bị quân sự.
Theo đó, có 2 hình thức đăng ký tàu thuyền quân sự, bao gồm:
- Đăng ký chính thức: Được thực hiện khi có quyết định đưa vào trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng; có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 32/2017/TT-BQP.
- Đăng ký tạm thời: Được thực hiện khi chưa có quyết định đưa vào trang bị quân sự của Tổng Tham mưu trưởng nhưng có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2017/TT-BQP. Đăng ký tạm thời áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Tàu thuyền đóng mới, mua sắm chưa có quyết định của Tổng Tham mưu trưởng đưa vào trang bị quân sự;
+ Tàu thuyền được tặng, viện trợ của các quốc gia, tổ chức, cá nhân, địa phương đưa vào các đơn vị quân đội để làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, vận tải hàng hóa, phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn chưa có quyết định của Tổng Tham mưu trưởng đưa vào trang bị quân sự.
Đăng ký tàu thuyền quân sự (Hình từ Internet)
Đăng ký tàu thuyền quân sự được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BQP quy định về nguyên tắc đăng ký, quản lý, sử dụng như sau:
Nguyên tắc đăng ký, quản lý, sử dụng
1. Nguyên tắc đăng ký
a) Tàu thuyền quân sự được trang bị từ bất cứ nguồn nào cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng sử dụng vào mục đích quốc phòng thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, tuần tiễu, kiểm tra, kiểm soát, vận tải, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, làm kinh tế và các nhiệm vụ khác trước khi đưa vào sử dụng phải được Tổng Tham mưu trưởng quyết định đưa vào trang bị quân sự và đăng ký;
b) Phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật;
c) Việc đăng ký được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, việc đăng ký tàu thuyền quân sự được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
- Tàu thuyền quân sự được trang bị từ bất cứ nguồn nào cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng sử dụng vào mục đích quốc phòng thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, tuần tiễu, kiểm tra, kiểm soát, vận tải, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, làm kinh tế và các nhiệm vụ khác trước khi đưa vào sử dụng phải được Tổng Tham mưu trưởng quyết định đưa vào trang bị quân sự và đăng ký;
- Phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Việc đăng ký được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền quyết định việc cấp số đăng ký tàu thuyền quân sự?
Theo Điều 6 Thông tư 32/2017/TT-BQP quy định về thẩm quyền cấp số đăng ký như sau:
Thẩm quyền cấp số đăng ký
1. Tổng Tham mưu trưởng quyết định cấp số đăng ký cho tàu thuyền quân sự.
2. Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Cục trưởng Cục Vận tải/Tổng cục Hậu cần giúp Tổng Tham mưu trưởng cấp số đăng ký bảo đảm tính thống nhất với kết cấu, kích thước, màu sắc, vị trí kẻ hoặc lắp đặt số đăng ký theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp cần thiết Tổng Tham mưu trưởng giao cho chỉ huy cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định cụ thể.
Theo đó, những chức danh sau đây có quyền quyết định việc cấp số đăng ký tàu biển Việt Nam:
- Tổng Tham mưu trưởng quyết định cấp số đăng ký cho tàu thuyền quân sự.
- Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Cục trưởng Cục Vận tải/Tổng cục Hậu cần giúp Tổng Tham mưu trưởng cấp số đăng ký bảo đảm tính thống nhất với kết cấu, kích thước, màu sắc, vị trí kẻ hoặc lắp đặt số đăng ký theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BQP.
- Trường hợp cần thiết Tổng Tham mưu trưởng giao cho chỉ huy cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?