Có giải thể trường mầm non trong trường hợp mục tiêu và nội dung hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nữa không?
Giải thể trường mầm non trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định liên quan đến hoạt động giải thể trường mầm non như sau:
Điều kiện, thủ tục thành lập trường mầm non loại hình công lập, cho phép thành lập trường mầm non loại hình tư thục, dân lập; điều kiện, thủ tục để trường mầm non hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách; đình chỉ hoạt động giáo dục; giải thể trường mầm non thực hiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Theo đó, những trường hợp trường mầm non bị giải thể được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
- Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
Căn cứ quy định trên, ta thấy trường mầm non có mục tiêu và nội dung hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì tiến hành giải thể theo quy định.
Giải thể trường mầm non
Giải thể trường mầm non theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Trường mầm non khi tiến hành giải thể cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 46/2027/NĐ-CP bao gồm:
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Biên bản kiểm tra;
- Tờ trình đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của trường.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên, trinh tự giải thể trường mầm non được tiến hành dựa theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Trong trường hợp phát hiện hoặc có báo cáo của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về việc trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan trong thời hạn 20 ngày làm việc, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể trong đó phải nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
- Quyết định giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, muốn tiến hành giải thể trường mầm non cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật.
Thẩm quyền giải thể trường mầm non thuộc chủ thể nào?
Thẩm quyền giải thể trường mầm non được quy định do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
Như vậy, ta thấy khi mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì trường mầm non phải tiến hành giải thể theo trình tự, thủ tục luật định và dựa trên quyết định giải thể của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền ban hành Quyết định chuyển đổi công ty nhà nước hay không?
- Được dùng ngân sách địa phương của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác không?
- Tải về mẫu bảng tiến độ thi công xây dựng file excel mới? Bảng tiến độ thi công xây dựng là gì?
- Xử lý kỷ luật quân nhân sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi đăng tải, phát tán thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước thế nào?
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì? Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường?