Có được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai hay không? Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động với lao động nữ mang thai như thế nào?
Có các hình thức xử lý kỷ luật lao động nào?
Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Có được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai hay không? (Hình từ internet)
Có được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai hay không?
Theo Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
Theo quy định trên, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ trong thời gian lao động nữ đó mang thai.
Do đó, đồng nghiệp của bạn sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động về tội đánh bạc trong thời gian người đồng nghiệp đó mang thai.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động với lao động nữ mang thai được quy định như thế nào?
Theo Điều 123 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động như sau:
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai sẽ được kéo dài nhưng không quá 60 ngày kể từ khi lao động nữ kết thúc thời gian sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, đồng nghiệp nữ của bạn sẽ bị xử lý kỷ luật lao động về tội đánh bạc trong thời gian 60 kể từ ngày kể từ ngày kết thúc thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai có bị xử phạt hay không?
Theo điểm h khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
h) Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
...
Như vậy, người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động nữ đang trong thời kỳ mang thai có thể bị phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý mức phạt trên là mức phạt với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?