Có được xác định là tai nạn lao động khi bị tai nạn do bệnh lý trong thời gian làm việc hay không?
- Có được xác định là tai nạn lao động khi bị tai nạn do bệnh lý trong thời gian làm việc thì không?
- Người lao động bị tai nạn do bệnh lý trong thời gian làm việc được xác định là bị tai nạn lao động thì chuẩn bị hồ sơ gồm những gì để được hưởng chế độ?
- Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động trong những trường hợp nào?
Có được xác định là tai nạn lao động khi bị tai nạn do bệnh lý trong thời gian làm việc thì không?
Có được xác định là tai nạn lao động khi bị tai nạn do bệnh lý trong thời gian làm việc thì không, thì căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Theo quy định trên, một tai nạn được xác định là tai nạn lao động khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Xảy ra trong quá trình lao động.
- Gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được giao.
- Gây tổn thương cho người lao động.
Trường hợp người lao động bị tai nạn do bệnh lý phát sinh, để xác định là tai nạn lao động hay không thì phải đối chiếu các điều kiện nêu trên.
Theo đó, quan trọng ở đây là xác định việc bị tai nạn có gắn liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được giao hay không? Khi xác định thì sẽ có 2 trường hợp:
- Trường hợp, người lao động có bệnh lý từ trước và vì cường độ lao động, cũng như mối trường lao động dẫn đến phát sinh bệnh lý thì vẫn xác định đây việc bị tai nạn gắn liền với thực hiện công việc lao động.
- Trường hợp người lao động có bệnh lý từ trước, qua chẩn đoán, giám định thì bệnh lý phát sinh không đến từ nguyên nhân thực hiện công việc lao động thì xem xét đánh giá thêm các yếu tố thực tế khác. Có khả năng trường hợp này không xác định việc bị tai nạn gắn liền với thực hiện công việc lao động.
Tuy nhiên, theo đánh giá trên thực tiễn thì khi xảy ra các trường hợp người lao động phát sinh bệnh lý tại nơi làm việc thì phần đa đều xác định là tai nạn lao động.
Trước đây, theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH thì vẫn xác định tai nạn do yếu tố bệnh lý trong quá trình lao động là tai nạn lao động nhưng không được hưởng chế độ tai nạn lao động, cụ thể
Một số trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động và giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp cá biệt
Các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động và một số trường hợp cá biệt quy định tại Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động về, như sau:
...
4. Tai nạn do các yếu tố bệnh lý trong quá trình lao động thì căn cứ kết quả điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động sau khi được thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt để giải quyết chế độ cho người lao động.
...
Tuy nhiên, Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH đã hết hiệu lực từ ngày 01/03/2022 và tại văn bản thay thế là Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH thì không còn đề cập đến nội dung trên.
Ngoài ra, Bộ Lao động Thương binh Xã hội từng trả lời một câu hỏi trên trang Báo Chính phủ về vấn đề bị đột quỵ trong quá trình lao động thì có xác định là tai nạn lao động hay không? Trong câu trả lời thì Bộ Lao động có xác định nếu chết trong giờ làm việc thì vẫn xác định là tai nạn lao động (tức là không cần xác định điều kiện liên quan đến thực hiện công việc như nội dung đã đề cập).
Nguồn: https://baochinhphu.vn/truong-hop-nao-duoc-xac-dinh-la-tai-nan-lao-dong-102286495.htm
Vấn đề này chị có thể trao đổi thêm với Sở Lao động để biết thêm thông tin.
Tai nạn lao động (Hình từ Internet)
Người lao động bị tai nạn do bệnh lý trong thời gian làm việc được xác định là bị tai nạn lao động thì chuẩn bị hồ sơ gồm những gì để được hưởng chế độ?
Người lao động bị tai nạn do bệnh lý trong thời gian làm việc được xác định là bị tai nạn lao động thì chuẩn bị hồ sơ gồm để được hưởng chế độ theo Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động trong những trường hợp nào?
Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động trong những trường hợp được quy định tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
- Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
- Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?